Hợp đồng dầu cọ giao tháng 2/2023 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch nhích nhẹ 1 ringgit, tương đương 0,02% chốt tại 4.067 ringgit (898,78 USD)/tấn. Thời điểm nghỉ giữa ngày, hợp đồng kỳ hạn này chốt ở 4.068 ringgit (897,02 USD)/tấn.
Một thương nhân có trụ sở tại Mumbai cho biết, thị trường đang phải vật lộn điều chỉnh với sự biến động của đồng ringgit Malaysia và sự không chắc chắn về nguồn cung dầu thực vật do La Nina và xuất khẩu dầu hướng dương từ khu vực Biển Đen.
Đồng ringgit giảm giá so với đồng USD, khiến hàng hoá trở nên rẻ hơn đối với những người mua nước ngoài.
Hội đồng Dầu cọ Malaysia (MPOC) cho biết, dự trữ dầu cọ của nước này vào cuối tháng 10/2022 đã tăng tháng thứ năm lên mức cao nhất trong ba năm, do năng suất được cải thiện.
Dữ liệu từ các nhà khảo sát hàng hoá cho thấy, trong nửa đầu tháng 11/2022, xuất khẩu từ nhà sản xuất lớn thứ hai thế giới Malaysia, đã tăng 10,7% - 12,7%, so với cùng kỳ tháng trước.
Theo Ban Dầu cọ Malaysia (MPOB), sự gián đoạn nguồn cung dầu cọ thô do bão nhiệt đới tại các nhà sản xuất hàng đầu Indonesia và Malaysia dự kiến sẽ kéo dài sang quý I/2023, khiến giá giữ ở mức cao.
Ấn Độ đã tăng giá nhập khẩu cơ bản đối với vàng, dầu cọ thô và dầu cọ tinh chế, khi giá trên thị trường thế giới tăng lên.
Chính phủ nước này điều chỉnh giá nhập khẩu cơ bản của dầu ăn, vàng và bạc hai tuần một lần, và giá này được dùng để tính số tiền thuế mà nhà nhập khẩu phải trả.
Ấn Độ là nước nhập khẩu dầu ăn và bạc lớn nhất và là nước tiêu thụ vàng đứng thứ hai thế giới.
Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương giảm 0,75%. Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh tranh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Nguồn:Vinanet/VITIC/Reuters