Hợp đồng dầu cọ giao tháng 7 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch giảm 271 ringgit, tương đương 4,01% xuống 6.471 ringgit (1.480,78 USD)/tấn, phiên giảm thứ hai liên tiếp trong tuần nghỉ lễ ngắn ngày. Trong tuần, giá dầu cọ giảm tới 9%, mức giảm mạnh nhất kể từ ngày 18/3.
Thời điểm nghỉ giữa ngày, hợp đồng kỳ hạn này ở mức 6.417 ringgit (1.467,08 USD)/tấn.
Dự trữ dầu cọ của Malaysia cuối tháng 4/2022 tăng lần đầu tiên trong 6 tháng, với mức tăng 5,2% so với tháng trước đó lên 1,55 triệu tấn, theo khảo sát của Reuters. Sản lượng cũng được dự kiến sẽ tăng 4,9% lên mức cao nhất 5 tháng ở 1,48 triệu tấn, trong khi xuất khẩu có thể giảm 5,6% xuống 1,2 triệu tấn.
Anilkumar Bagani, trưởng nhóm nghiên cứu của Sunvin Group có trụ sở tại Mumbai, cho biết xuất khẩu từ Malaysia dự kiến sẽ tăng vọt do lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ của Indonesia.
Các thương nhân cũng đang tính đến khả năng Indonesia sẽ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu trong những tuần tới, điều này làm tăng thêm áp lực lên giá.
Malaysia, nhà sản xuất dầu cọ lớn thứ hai thế giới, có kế hoạch tận dụng tình trạng thiếu hụt dầu ăn toàn cầu và căng thẳng chính trị ở châu Âu để giành lại thị phần.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương giảm 1,3%, giá dầu cọ giảm 2,1%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương giảm 1%.
Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Nguồn:Vinanet/VITIC/Reuters