Hợp đồng dầu cọ giao tháng 8/2022 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch tăng 49 ringgit, tương đương 0,75% lên 6.554 ringgit (1.492,09 USD)/tấn. Thời điểm nghỉ giữa ngày, hợp đồng kỳ hạn này ở mức 6.453 ringgit (1.469,6 USD)/tấn.
Refinitiv Commodities Research cho biết, chính sách xuất khẩu của nhà sản xuất hàng đầu - Indonesia đã khiến nguồn cung không ổn định, dẫn đến sự biến động mạnh trên thị trường dầu cọ.
Theo Refinitiv, động thái của Indonesia vào tuần trước nhằm hủy bỏ kế hoạch đưa công dân của mình đến làm việc tại các đồn điền của Malaysia do các vấn đề về thủ tục, ngụ ý rằng tình trạng thiếu hụt lao động có thể kéo dài hơn dự kiến và Malaysia có thể sẽ bỏ lỡ cơ hội đạt được sản lượng tối ưu trong quý III/2022.
Bộ trưởng Thương mại Indonesia Muhammad Lutfi hôm thứ Ba cho biết chính phủ sẽ hạ mức thuế xuất khẩu dầu cọ thô tối đa xuống 488 USD/tấn từ mức 575 USD/tấn để khuyến khích xuất khẩu.
Hiệp hội dầu cọ của nước này GAPKI dự kiến, xuất khẩu dầu cọ năm nay sẽ thấp hơn mức 34 triệu tấn được ghi nhận vào năm 2021 do những thay đổi chính sách khác nhau, trong khi sản lượng dự kiến ít nhất sẽ bằng năm ngoái.
Uỷ ban Dầu cọ Malaysia (MPOB) sẽ công bố dữ liệu cung cầu trong tháng 5/2022 vào Thứ Sáu (10/6). Một cuộc khảo sát của Reuters hồi tuần trước cho thấy, dự trữ dầu cọ cuối tháng 5/2022 dự kiến sẽ giảm 6% so với tháng trước do xuất khẩu tăng vọt trong khi sản lượng sụt giảm.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương tăng 2,7%, giá dầu cọ tăng 2%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương tăng 1%.
Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Nguồn:Vinanet/VITIC/Reuters