Hợp đồng dầu cọ giao tháng 8 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch tăng 110 ringgit, tương đương 1,81% lên 6.182 ringgit (1.405,96 USD)/tấn.
Thời điểm nghỉ giữa ngày, hợp đồng kỳ hạn này ở mức 6.295 ringgit (1.432,64 USD)/tấn. Tính chung cả tuần, giá đã giảm 3%, mức giảm tuần thứ 3 liên tiếp.
Indonesia, nước xuất khẩu dầu cọ lớn nhất thế giới, sẽ cho phép xuất khẩu trở lại bắt đầu từ ngày 23/5, sau khi tình hình cung cấp dầu ăn trong nước được cải thiện. Tuy nhiên, Bộ trưởng Kinh tế nước này Airlangga Hartarto cũng cho biết Indonesia sẽ áp đặt chính sách bán hàng trong nước để đảm bảo nguồn cung dầu ăn nội địa được đảm bảo.
Malaysia, nhà sản xuất dầu cọ lớn thứ hai thế giới cho biết vẫn đang xem xét việc cắt giảm thuế xuất khẩu dầu cọ tạm thời và sẽ tiếp tục theo sát tình hình hiện tại liên quan đến những thay đổi chính sách của Indonesia.
Sandeep Singh, Giám đốc Farm Trade, một công ty tư vấn và thương mại có trụ sở tại Kuala Lumpur cho biết, thị trường dầu cọ đang biến động dữ dội chỉ dựa trên các tin tức và gia tăng. Các thị trường nhập khẩu dầu cọ có nguồn cung rất thấp và vẫn cần nhập khẩu ngay.
Theo nhà môi giới độc lập Marcello Cultrera có trụ sở tại Kuala Lumpur, chính sách bán hàng trong nước vẫn còn khá hạn chế. Trong ngắn hạn, giá dầu cọ có thể sẽ tăng lên 6.350-6.650 ringgit/tấn, và sẽ đảo chiều từ mức 6.650 ringgit/tấn trở lên.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương tăng 0,8%, giá dầu cọ tăng 0,2%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương tăng 0,1%.
Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Nhà phân tích kỹ thuật Wang Tao của Reuters cho biết, dầu cọ có thể thử mức kháng cự 6.099 ringgit/tấn, với khả năng có thể vượt qua ngưỡng này và tăng lên mức 6.213-6.354 ringgit/tấn.
Nguồn:Vinanet/VITIC/Reuters