menu search
Đóng menu
Đóng

Giá gạo 11/6/2020 ổn định, cơ hội xuất khẩu từ EVFTA

15:44 11/06/2020

Vinanet - Giá gạo nguyên liệu và gạo thành phẩm IR 504 vẫn giữ giá của ngày hôm qua; nguồn gạo OM 5451 về nhiều; giá gạo tại An Giang giảm.
Gạo nguyên liệu IR 504 hè thu ổn định ở mức 8.050 đồng/kg, loại gạo thành phẩm IR 504 hè thu 9.700 – 9.800 đồng/kg; tấm 1 IR 504 hè thu 7.600 - 7.700 đồng/kg; cám vàng 5.100 đồng/kg;
Giá lúa gạo tại An Giang ngày 11/6/2020
ĐVT: đồng/kg

Tên mặt hàng

Ngày 11/6/2020

Ngày 5/6/2020

Thay đổi

Lúa tươi

 

 

 

- Lúa Jasmine

5.900 - 6.000

5.800 - 6.100

-100

- Lúa IR 50404

5.300 - 5.500

5.500 - 5.700

-200

- Lúa OM 9577

5.500 - 5.600

5.500 - 5.600

0

- Lúa OM 9582

5.500 - 5.600

5.500 - 5.600

0

- Lúa Đài thơm 8

5.800 – 5.950

5.800 – 5.950

0

- Lúa OM 5451

5.500 - 5.700

5.600 - 5.800

-100

- Lúa OM 7347

5.500 - 5.600

5.500 - 5.600

0

- Lúa OM 6976

5.600 - 5.800

5.700 - 5.800

0

- Lúa Nhật

7.300 - 7.800

7.300 - 7.800

0

- Lúa Nàng Nhen (khô)

10.000

10.000

0

- Lúa IR 50404 (khô)

6.200 - 6.300

6.200 - 6.300

0

Lúa khô

 

 

 

- Nếp ruột

13.000 - 14.000

13.000 - 14.000

0

- Gạo thường

10.500 - 11.500

11.000 - 11.500

-500

- Gạo Nàng Nhen

16.000

16.000

0

- Gạo thơm thái hạt dài

18.000 - 19.000

18.000 - 19.000

0

- Gạo thơm Jasmine

14.500 - 15.500

14.500 - 15.500

0

- Gạo Hương Lài

19.200

19.200

0

- Gạo trắng thông dụng

11.500

11.500

0

- Gạo Sóc thường

14.500

14.500

0

- Gạo thơm Đài Loan trong

21.200

21.200

0

- Gạo Nàng Hoa

16.500

16.500

0

- Gạo Sóc Thái

18.500

18.500

0

- Tấm thường

11.500

11.500

0

- Tấm thơm

12.500

12.500

0

- Tấm lài

10.500

10.500

0

- Gạo Nhật

22.500

22.500

0

- Cám

6.000 - 6.200

6.000 - 6.200

0

Theo baodautu.vn, trong khi nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu bị sụt giảm mạnh, thì xuất khẩu gạo lại tăng trưởng tốt. Thống kê của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho thấy, 5 tháng qua, gạo là mặt hàng có giá trị tăng trưởng cao nhất trong các sản phẩm nông nghiệp, đạt khoảng 1,4 tỷ USD, tăng 18,9%, giữa lúc tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Riêng tháng 5/2020, xuất khẩu gạo tăng 11,7% về lượng và 35,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019, đạt 750.000 tấn, trị giá 395 triệu USD. Đáng chú ý, giá xuất khẩu gạo tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm qua, bình quân đạt 527 USD/tấn, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2019. Xuất khẩu gạo tăng mạnh sau khi Chính phủ cho xuất khẩu bình thường trở lại từ ngày 1/5/2020.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, giá xuất khẩu gạo tăng 13% so với cùng kỳ năm 2019, đạt bình quân 485 USD/tấn. Với mức giá cạnh tranh và xuất khẩu đang tăng mạnh trở lại, Việt Nam có cơ hội lớn để vượt qua Thái Lan về xuất khẩu gạo toàn cầu ngay trong năm nay.
Theo số liệu của Bộ Thương mại Thái Lan, xuất khẩu gạo của nước này trong 4 tháng đầu năm 2020 chỉ đạt 2,11 triệu tấn, trị giá 43,046 triệu baht (tương đương 1,387 tỷ USD), giảm mạnh 32,1% về lượng và 15,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Các chuyên gia nhận định, đây là một tín hiệu rất tốt, Việt Nam có đủ lượng gạo chất lượng cao - yếu tố quan trọng để đưa giá gạo Việt lên cao hơn, đáp ứng được nhu cầu của thị trường xuất khẩu.
Ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Cần Thơ) nhận định, giá gạo xuất khẩu tháng 5 tăng mạnh, nhưng sang đầu tháng 6 bắt đầu chững lại vì nhiều thị trường lớn đang tạm ngưng ký hợp đồng để chờ giá xuống. Tuy nhiên, tính chung, giá gạo năm 2020 tăng 25 - 30% so với năm ngoái và dự báo đến cuối năm, gạo vẫn tiếp tục giữ giá tốt. Giá gạo xuất khẩu năm nay tăng không phải vì Covid-19, mà phần lớn nhờ giá trị hạt gạo Việt được đối tác đánh giá cao, từ trước khi Covid-19 xảy ra, giá gạo xuất khẩu của nước ta đã tăng khá tốt
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhận định, ngành gạo đặt mục tiêu xuất khẩu 6,7 triệu tấn trong năm 2020, tuy nhiên, con số này có thể lên 8 triệu tấn. Với mức giá xuất khẩu trung bình 480 USD/tấn, kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2020 của Việt Nam có thể đạt 3,9 tỷ USD.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu gạo đã có bước chuyển tích cực. Hiện lượng gạo cao cấp và gạo thơm chiếm trên 60% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam; phân khúc gạo trung bình và phẩm cấp thấp chỉ còn chiếm khoảng 12%. Cách đây 10 năm, tỷ lệ xuất khẩu gạo cao cấp, gạo thơm chiếm chưa đến 10%.
Lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam đang có thêm động lực mới đến từ Liên minh châu Âu (EU), khu vực thị trường khó tính, đòi hỏi chuẩn cao khi Hiệp định Thương mại Việt Nam - EU (EVFTA) vừa được Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn vào đầu tuần này, dự kiến có hiệu lực từ tháng 8/2020.
Với cam kết trong EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm (cam kết này giúp Việt Nam có thể xuất khẩu khoảng 100.000 tấn gạo vào EU hàng năm). Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3 - 5 năm.

Nguồn:VITIC