Trên thế giới, giá tiêu của Brazil và Indonesia giảm mạnh do ảnh hưởng bởi mức thuế đối ứng cao từ Mỹ.
Cập nhật giá tiêu
Tại thị trường trong nước
Theo khảo sát, giá tiêu sáng nay tại thị trường trong nước dao động trong khoảng 138.000 – 140.000 đồng/kg, đồng loạt giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Lắk điều chỉnh về mức 140.000 đồng/kg. Tại Đắk Nông, giá giảm xuống còn 139.000 đồng/kg. Các địa phương khác như: Gia Lai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai và Bình Phước, giá tiêu phổ biến ở mức 138.000 đồng/kg.
Thị trường
(khu vực khảo sát)
|
Giá thu mua ngày 15/7
(Đơn vị: VNĐ/kg)
|
Thay đổi so với ngày hôm trước (Đơn vị: VNĐ/kg)
|
Đắk Lắk
|
140.000
|
-1.000
|
Gia Lai
|
138.000
|
-1.000
|
Đắk Nông
|
139.000
|
-1.000
|
Bà Rịa – Vũng Tàu
|
138.000
|
-1.000
|
Bình Phước
|
138.000
|
-1.000
|
Đồng Nai
|
138.000
|
-1.000
|

Trên thị trường thế giới
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) cho biết, tiêu đen Indonesia được báo giá ở mức 7.240 USD/tấn, giảm 152 USD/tấn so với phiên giao dịch trước.
Đáng chú ý, giá tiêu đen Brazil ASTA 570 giảm tới 425 USD/tấn, chỉ còn 5.800 USD/tấn.
Tại các nhà sản xuất khác, tiêu đen ASTA Malaysia vẫn ổn định ở mức 8.900 USD/tấn. Giá tiêu đen xuất khẩu của Việt Nam dao động trong khoảng 6.440 - 6.570 USD/tấn đối với tiêu đen loại 500 g/l và 550 g/l.
Chính sách thuế quan khó lường của Mỹ hiện đang chi phối tâm lý thị trường, mặc dù các yếu tố cơ bản vẫn vững chắc. Mới đây, Mỹ - quốc gia nhập khẩu và tiêu thụ hồ tiêu lớn nhất thế giới đã công bố mức thuế đối ứng rất cao lên đến 50% đối với Brazil và 32% với Indonesia.
Ngoài ra thì Mỹ cũng dự kiến áp thuế lên các quốc gia sản xuất tiêu hàng đầu khác như Malaysia ở mức 25%, Sri Lanka là 30%, Mexico 30%. Trong bối cảnh hiện nay, tiêu Việt Nam được cho là đang có nhiều lợi thế cạnh tranh.
Tên loại
|
Bảng giá tiêu đen thế giới
|
Ngày 15/7 (ĐVT: USD/tấn)
|
% thay đổi so với hôm trước
|
Tiêu đen Lampung (Indonesia)
|
7.240
|
-2,11
|
Tiêu đen Brazil ASTA 570
|
5.800
|
-7,33
|
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA
|
8.900
|
-
|
Tiêu đen Việt Nam (500 g/l)
|
6.440
|
-
|
Tiêu đen Việt Nam (500 g/l)
|
6.570
|
-
|
Cùng thời điểm khảo sát, giá tiêu trắng Muntok Indonesia giảm 85 USD/tấn, xuống còn 10.092 USD/tấn. Trong khi giá tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam và Malaysia ASTA vẫn ổn định ở mức 9.150 USD/tấn và 11.750 USD/tấn.
Tên loại
|
Bảng giá tiêu trắng thế giới
|
Ngày 15/7 (ĐVT: USD/tấn)
|
% thay đổi so với hôm trước
|
Tiêu trắng Muntok Indonesia
|
10.092
|
-0,84
|
Tiêu trắng Malaysia ASTA
|
11.750
|
-
|
Tiêu trắng Việt Nam
|
9.150
|
-
|
Cập nhật thông tin hồ tiêu
Theo báo cáo mới nhất của Ptexim, vào đầu tuần, thị trường khá ổn định và lượng nguyên liệu thô được chào bán khá ít. Tuy nhiên, vào ngày 9/7/2025, khi Mỹ công bố mức thuế đối kháng 50% đối với Brazil, thị trường tiêu đã nhanh chóng sụt giảm từ 100 - 200 USD/tấn.
Nếu giá tiêu tại Brazil không cải thiện, không loại trừ khả năng Hiệp hội Gia vị Brazil sẽ khuyến nghị các nhà sản xuất ngừng bán ra và tiếp tục tích trữ tiêu, cà phê,… như cách họ đã làm cách đây 2–3 tuần nhằm giúp thị trường phục hồi nhanh chóng.
Trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 124.000 tấn tiêu, điều này khiến cho lượng tồn kho trong nước được dự báo giảm đáng kể do vụ mùa năm 2025 được dự đoán là thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Trong khi đó, còn 8 tháng nữa mới đến vụ thu hoạch tiếp theo, và điều này cũng sẽ tạo ra thách thức lớn, bởi vì lượng tồn kho tiêu hiện tại của Việt Nam đang ở mức thấp nhất trong vòng 5–6 năm.
Cũng theo Ptexim, các mức thuế đối ứng vẫn đang trong giai đoạn đàm phán và dự kiến có hiệu lực vào ngày 1/8/2025. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng thuế quan sẽ tiếp tục bị hoãn hoặc điều chỉnh.
Do thiếu thông tin rõ ràng về thuế, nhiều doanh nghiệp hạn chế nhập hàng, dẫn đến tồn kho toàn cầu sụt giảm nhanh chóng, đặc biệt tại các thị trường lớn như Mỹ và EU. Nếu có sự rõ ràng về thuế suất, nhu cầu thị trường có thể tăng nhanh trở lại.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu được 124.133 tấn hồ tiêu các loại, tương đương kim ngạch 850,5 triệu USD, giảm 12,9% về lượng nhưng tăng 34,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, Mỹ tiếp tục là thị trường tiêu thụ lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam chiếm 23,6% tổng khối lượng xuất khẩu với 27.463 tấn, tuy nhiên so cùng kỳ giảm 26,6%. Tiếp theo là các thị trường: Trung Quốc: 9.293 tấn, tăng 24,7% và chiếm 7,5%; Ấn Độ: 8.804 tấn, tăng 7,7% và chiếm 7,1%; UAE: 8.747 tấn, tăng 4,3%; Đức: 7.239 tấn, giảm 24%.
Nguồn:doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn