menu search
Đóng menu
Đóng

Giá lợn hơi ngày 3/5/2019 giảm tại miền Trung và miền Nam

22:52 03/05/2019

Vinanet - Giá lợn hơi hôm nay giảm trên diện rộng tại hai miền Trung - Nam, trong khi miền Bắc tương đối ổn định.
Tại miền Bắc lặng sóng sau dấu hiệu phục hồi
Hà Nội là địa phương duy nhất giá lợn hơi giảm 2.000 đồng xuống 42.000 đ/kg, còn những khu vực còn lại, giá chỉ biến động cục bộ. Tại Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Thái Bình giá lợn hơi duy trì ở mức thấp, 29.000 - 32.000 đ/kg. Tại Hải Dương, Hà Nam giá lợn hơi đạt mức 34.000 - 35.000 đ/kg.
Những địa phương gồm Sơn La, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái giá cao hơn tới 10.000 đ/kg so với nơi khác, đạt khoảng 40.000 - 43.500 đ/kg.
Tại miền Trung, Tây Nguyên giảm 1.000 - 2.000 đồng
Giá lợn hơi tại Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đồng loạt giảm 2.000 đ/kg xuống 37.000 đồng. Tại Thanh Hoá, Bình Thuận cũng giảm 1.000 đồng xuống lần lượt 39.000 đồng và 40.000 đ/kg; Quảng Ngãi giảm 1.000 đồng xuống 39.000 đ/kg.
Nhìn chung, giá lợn hơi tại các tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ dao động ở mức 37.000 - 39.000 đ/kg; trong khi xuôi về phía nam, giá phổ biến ở mức 40.000 - 42.000 đ/kg. Tại Tây Nguyên đạt 40.000 - 43.000 đ/kg.
Tại miền nam giảm 2.000 đ/kg
Giá lợn hơi tại Tây Ninh, Long An, Trà Vinh giảm 2.000 đ/kg xuống còn khoảng 40.000 - 45.000 đ/kg. Tại Đồng Nai giá duy trì ở mức 39.000 - 42.000 đ/kg; trong khi Đồng Tháp, TP HCM, Bình Dương, Kiên Giang ... phổ biến 42.000 - 44.000 đ/kg. Còn Vũng Tàu, Cà Mau, Cần Thơ 46.000 - 48.000 đ/kg.
Tại chợ đầu mối TP HCM, lượng lợn về chợ đạt 5.300 con và tình hình buôn bán của thương lái không thuận lợi. Ngoài ra, với tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi (ASF) diễn biến phức tạp, UBND TP HCM đã bổ sung một số biện pháp ứng phó với từng tình huống. Đồng thời, UBND TP cũng bổ sung chính sách hỗ trợ thiệt hại đối với lợn con, lợn thịt các loại với mức tối thiếu 80% giá thị trường tại thời điểm và tại địa phương có dịch xảy ra. Cụ thể, đối với lợn đực, lợn nái giống thương phẩm đang khai thác tại các hộ, trại chăn nuôi, hỗ trợ với mức từ 1,5 lần; đối với lợn giống, lợn bố mẹ tại các cơ sở sản xuất giống mức hỗ trợ 2 lần so với mức hỗ trợ đối với các loại lợn khác (lợn thịt) tại thời điểm có dịch bệnh.
Giá thị trường được xác định trên cơ sở giá bán lợn loại 1 trung bình của Công ty cổ phần CP Việt Nam, Công ty CJ, giá thu mua lợn loại 1 của Công ty Vissan.

Giá lợn hơi tại một số tỉnh ngày 3/5/2019

Tỉnh/thành

Giá (đ/kg)

Tăng (+)/giảm (-) đ/kg

Hà Nội

29.000-35.000

+1.000

Hải Dương

31.000-34.000

+1.000

Thái Bình

26.000-31.000

Giữ nguyên

Bắc Ninh

28.000-32.000

Giữ nguyên

Hà Nam

30.000-35.000

+2.000

Hưng Yên

28.000-33.000

+1.000

Nam Định

30.000-35.000

+1.000

Ninh Bình

29.000-31.000

Giữ nguyên

Hải Phòng

30.000-31.000

Giữ nguyên

Quảng Ninh

30.000-37.000

Giữ nguyên

Cao Bằng

38.000-42.000

+1.000

Hà Giang

37.000-42.000

Giữ nguyên

Lào Cai

37.000-40.000

+1.000

Tuyên Quang

38.000-40.000

Giữ nguyên

Phú Thọ

33.000-39.000

+1.000

Thái Nguyên

30.000-35.000

Giữ nguyên

Bắc Giang

31.000-34.000

Giữ nguyên

Vĩnh Phúc

32.000-34.000

+1.000

Yên Bái

33.000-41.000

Giữ nguyên

Hòa Bình

36.000-42.000

+2.000

Sơn La

40.000-42.000

+1.000

Lai Châu

40.000-43.000

Giữ nguyên

Thanh Hóa

37.000-40.000

Giữ nguyên

Nghệ An

37.000-41.000

Giữ nguyên

Hà Tĩnh

39.000-41.000

Giữ nguyên

Quảng Bình

39.000-41.000

Giữ nguyên

Quảng Trị

41.000-42.000

Giữ nguyên

TT-Huế

39.000-44.000

Giữ nguyên

Quảng Nam

40.000-41.000

Giữ nguyên

Quảng Ngãi

40.000-41.000

Giữ nguyên

Bình Định

37.000-40.000

Giữ nguyên

Phú Yên

38.000-40.000

Giữ nguyên

Khánh Hòa

39.000-40.000

Giữ nguyên

Bình Thuận

38.000-40.000

Giữ nguyên

Đắk Lắk

39.000-40.000

Giữ nguyên

Đắk Nông

40.000-41.000

Giữ nguyên

Lâm Đồng

40.000-42.000

Giữ nguyên

Gia Lai

41.000-46.000

+1.000

Đồng Nai

37.000-41.000

-1.000

TP.HCM

43.000-44.000

+1.000

Bình Dương

41.000-42.000

Giữ nguyên

Bình Phước

39.000-45.000

-1.000

BR-VT

40.000-41.000

Giữ nguyên

Long An

42.000-45.000

+1.000

Tiền Giang

40.000-42.000

Giữ nguyên

Bến Tre

40.000-41.000

Giữ nguyên

Trà Vinh

40.000-41.000

-1.000

Cần Thơ

46.000-47.000

-1.000

An Giang

45.000-46.000

-1.000

Đồng Tháp

46.000-47.000

-1.000

Vĩnh Long

39.000-40.000

-2.000

Giá lợn hơi Trung Quốc giảm nhẹ

Giá lợn hơi hôm nay (3/5/2019) tại Trung Quốc giảm 0,04 CNY/kg xuống 15,07 CNY/kg (tương đương 52.043,27 đ/kg), nhưng vẫn tăng 0,24 CNY/kg so với tuần trước.
Trong số các tỉnh công bố dữ liệu có 13 tỉnh giảm giá, còn lại tăng giá hoặc không thay đổi so với ngày hôm trước. Biên độ tăng khoảng 0,01 - 1,56 CNY/kg; biên độ giảm 0,01 - 0,46 CNY/kg.
Giá lợn hơi cao nhất tại Chiết Giang, bình quân đạt 16,85 CNY/kg (tương đương 58.190,39 đ/kg); thấp nhất tại Tân Cương, trung bình đạt 11,1 CNY/kg (khoảng 38.333,13 đ/kg).
Theo báo cáo, giá lợn hơi hôm nay biến động trái chiều tại các tỉnh phía đông, trung, tây bắc. Trong khi, giá lợn tại khu vực phía nam ổn định, dự kiến không có khả năng giảm trong ngắn hạn. Nguồn cung lợn đã giảm trong thời gian gần đây, nhưng yếu tố nhu cầu sẽ vẫn quyết định sự biến động của giá.
Giá lợn hơi Trung Quốc tại một số tỉnh, thành

Tỉnh, thành

Giá lợn hơi (CNY/kg)

Hồ Nam

13 – 16

Trùng Khánh

15 – 18,8

Giang Tây

15 – 16

Vân Nam

12 – 15

Quảng Đông

11,2 – 16

Quảng Tây

10 – 15

1 CNY = 3.453,44 đồng

Với dịch tả lợn châu Phi (ASF) càn quét ngành chăn nuôi lợn Trung Quốc, các chuyên gia Mỹ dự báo giá thịt lợn sẽ tăng cao và có thể duy trì xu hướng này cho tới năm 2020.

Ít nhất 129 trường hợp nhiễm virus ASF đã được báo cáo tại Trung Quốc kể từ khi ổ dịch đầu tiên được xác nhận vào tháng 8/2018. Dịch bệnh không thể chữa khỏi đã lây lan sang những phần khác của châu Á, gồm cả Việt Nam.
Chuyên gia phân tích Thomas Palme của J.P. Morgan cho biết, dịch ASF tại Trung Quốc có thể dẫn tới một đợt tăng giá thịt lợn kéo dài tại Mỹ. Ông cho biết vẫn chưa thể ngăn chặn virus ASF, và sự thay thế đàn lợn tại Trung Quốc có thể mất ít nhất 20 tháng. Điều này nghĩa nhà nhu cầu đối với thịt lợn quốc tế tiếp tục tăng cho tới ít nhất là năm 2020.
Một đợt tăng của giá thịt lợn và thịt lợn muối xông khói bán buôn có thể tác động tới lợi nhuận của các nhà hàng kinh doanh bánh burger pho mai thịt xông khói và bánh sandwich thịt lợn. Đối với người tiêu dùng Mỹ, nhiều chuyên gia nhận định các siêu thị có thể hấp thụ một phần của sự tăng giá trong ngắn hạn để cạnh tranh.
Và các cửa hàng đang theo dõi sát giá thịt lợn những ngày gần đây vì thịt bụng thường được sử dụng để làm món ăn ưa thích của người Mỹ - thịt lợn muối xông khói.
David Malon, Phó Chủ tịch điều hành phòng phân tích của công ty nghiên cứu hàng hóa Chicago ArrowStream, dự báo giá thịt bụng có thể tăng hơn 40% so với chốt phiên ngày 2/5/2019 trước khi lên mức cao nhất theo mùa vào cuối năm nay. Ngoài ra, ông cho biết có khả năng giá sẽ tăng lên cao nữa trong năm 2020.
Theo ông Maloni, nhu cầu đối với thịt lợn xông khói đã tăng 3,9% so với năm trước, đánh dấu mức tăng trưởng tốt nhất kể từ mùa hè năm 2017.
Ông nhận định xu hướng nội địa, khi kết hợp với khả năng xuất khẩu thịt lợn sang Trung Quốc tăng mạnh, dường như cho thấy nguồn cung thịt bụng có thể bị thắt chặt vào cuối năm nay và sang tới 2020. Ông cũng tin tình hình tại Trung Quốc cũng ảnh hưởng tới thị trường gia cầm.
Hôm 1/5/2019, giá lợn nạc giao tháng 6 trên sàn Chicago tăng 3,4%. Hợp đồng được được giao dịch nhiều nhất đã tăng hơn 60% kể từ đầu tháng 3, dù vẫn thấp so với những mức cao gần đây.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc gồm cả thuế quan trả đũa Bắc Kinh đánh vào thịt lợn Mỹ, khiến sản phẩm này ghi nhận tổng thuế nhập khẩu vượt 60%. Các cung cấp thịt lợn khác trên thế giới đã tăng thương mại với Bắc Kinh, nhưng có những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang mua lại một lượng lớn thịt lợn Mỹ.
Bắc Kinh không tiết lộ chính xác số heo bị thiệt hại vì dịch ASF, nhưng Rabobank ước tính số heo bị tiêu hủy lên tới 200 triệu con và sản xuất có thể giảm 30%. Con số này vượt tổng tồn kho lợn của Mỹ là 75 triệu con.
Trung Quốc được cho là có nguồn cung dự trữ thịt lợn lớn trong kho lạnh. Với nguồn cung thịt lợn giảm, Trung Quốc có thể phục thuộc nhiều hơn vào lượng protein nhập khẩu, gồm cả gia cầm và thịt bò. Tuy nhiên, dù thịt lợn là loại thịt chính tại quốc gia châu Á, dịch ASF dường như khiến nhu cầu đối của người tiêu dùng Trung Quốc đối với loại protein này giảm.
Nguồn: VITIC tổng hợp

Nguồn:Vinanet