Giá lợn hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thái Bình, Yên Bái, Thái Nguyên, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam giá lợn hơi hôm nay ở mức 64.000 - 66.000 đồng/kg. Tại tỉnh Phú Thọ, Hưng Yên, Tuyên Quang, Hà Nội giá lợn hơi được thu mua với mức 60.000 - 63.000 đồng/kg. Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 60.000 - 66.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình giá lợn hơi hôm nay ở mức 64.000 - 66.000 đồng/kg. Các địa phương như Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận giá heo hôm nay được thu mua với mức 60.000 - 63.000 đồng/kg. Còn tại tỉnh Đắk Lắk giá lợn hơi hôm nay ở mức thấp nhất toàn miền 57.000 đồng/kg. Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên dao động trong khoảng từ 57.000 - 66.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Nam
Cụ thể, tại tỉnh Bình Phước, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Long An giá lợn hơi ở mức 61.000 - 62.000 đồng/kg. Còn tại tỉnh Đồng Nai, Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Vũng Tàu giá lợn hơi hôm nay được thu mua với mức thấp 54.000 - 58.000 đồng/kg. Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 54.000 - 62.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi có thể phục hồi trở lại trong quý III/2021
Theo Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, giá lợn hơi có thể phục hồi trở lại trong quý III/2021 sau khi dịch bệnh được kiểm soát, thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ tăng.Tháng 6/2021, do việc tái đàn ở các địa phương diễn ra thuận lợi nhưng thận trọng. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 bùng phát khiến các hoạt động ăn uống, du lịch, vui chơi, giải trí bị giới hạn, giá lợn hơi trong nước có xu hướng giảm do thị trường tiêu thụ chậm.
Dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng tới việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, nên đẩy giá thức ăn chăn nuôi lên cao. Mặc dù khó khăn này chỉ là tạm thời, nhưng làm ảnh hưởng tới quá trình chăn nuôi, làm chậm lại nỗ lực khôi phục đàn của các địa phương.
Theo đánh giá của một số chuyên gia, việc người chăn nuôi thận trọng trong việc tái đàn có thể giúp thị trường trở cân bằng ở thời điểm hiện tại, giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt hơn vấn đề tài chính. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ dẫn tới việc thiếu hụt nguồn cung vào thời gian tới.
Nguồn:VITIC