menu search
Đóng menu
Đóng

TT cà phê ngày 25/7: Giá giảm nhẹ lui về 32.600 – 33.700 đồng/kg

10:38 25/07/2019

Vinanet - Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay xuống mức 32.600 – 33.700 đồng/kg. Tại cảng TPHCM, giá cà phê xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% giao dịch ở 1.400 USD/tấn (FOB), mức cộng 40 USD/tấn.

Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam   

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

1.400

Trừ lùi: +40

Đắk Lăk

33.700

-100

Lâm Đồng

32.600

-100

Gia Lai

33.500

-100

Đắk Nông

33.500

-100

Hồ tiêu

45.000

0

Tỷ giá USD/VND

23.155

0

Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

 Nguồn: Diễn đàn của người làm cà phê

Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, tháng 6, giá cà phê nhân xô robusta trong nước tăng do nguồn cung ở mức thấp. So với cuối tháng 5/2019, giá robusta tăng từ 0,3 - 3,3%. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm, giá cà phê trong nước giảm 500 – 800 đồng/kg.

Giá xuất khẩu bình quân cà phê robusta 5 tháng đầu năm đạt 1.526 USD/tấn, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, giá xuất khẩu bình quân cà phê chế biến đạt mức 4.906 USD/tấn, giảm 11%.
Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng cà phê của Việt Nam tăng thêm 100.000 bao so với năm ngoái với mức kỉ lục 30,5 triệu bao. Trong 4 tháng đầu năm nay, các vùng sản xuất cà phê chính ở Tây Nguyên phải trải qua thời tiết khô và nắng. Mùa mưa đến hơi chậm nhưng vẫn đủ để cây ra hoa và đậu quả tốt.
Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản dự báo giá cà phê thế giới và trong nước trong ngắn hạn sẽ giảm do dự báo thị trường cà phê toàn cầu tiếp tục dư thừa nguồn cung.
Trên thị trường thế giới, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9/2019 đóng cửa giảm 1,3 UScent hay 1,27% xuống 1,010 USD/lb, phiên giảm thứ 4 liên tiếp. Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 9/2019 chốt phiên giảm 9 USD hay 0,66% xuống 1.360 USD/tấn.
Ngành cà phê Myanmar đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây và cà phê đặc sản từ quốc gia này đang trở nên nổi tiếng trên toàn cầu.
Với tỉ suất lợi nhuận cao hơn ở nước ngoài, nhiều người trồng cà phê ở Myanmar đang nỗ lực cải thiện chất lượng cây trồng để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và điều đó đã nâng toàn bộ ngành công nghiệp cà phê ở nước này lên một tầm cao hơn.
Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Myanmar U Myo Aye cho biết cà phê đặc sản của quốc gia Đông Nam Á đang được thừa nhận trên thị trường quốc tế trong khi sản xuất cà phê tại thị trường trong nước, nơi nhu cầu tiêu thụ đang tăng lên, cũng được nỗ lực duy trì.
Ông lưu ý thêm sản xuất cà phê đã được cải thiện đáng kể trong 5 năm qua và chuỗi giá trị của ngành này cũng phát triển với sự hỗ trợ kĩ thuật và tiếp cận thị trường từ Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), theo tờ Myanmar Times.