menu search
Đóng menu
Đóng

TT cà phê ngày 28/5: Giá giao dịch quanh mức 31.100 – 31.800 đồng/kg

10:20 28/05/2019

Vinanet - Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên không đổi sau khi Đắk Lăk và Gia Lai nhích nhẹ 100 đồng/kg lên ở 31.100 – 31.800 đồng/kg trong phiên giao dịch trước. Tại cảng TPHCM, giá cà phê xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% giao dịch ở 1.323 USD/tấn (FOB), trừ lùi ở 45 USD/tấn.

Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam  

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

1.323

Trừ lùi: -45

Đắk Lăk

31.800

+100

Lâm Đồng

31.100

0

Gia Lai

31.800

+100

Đắk Nông

31.600

0

Hồ tiêu

44.000

0

Tỷ giá USD/VND

23.345

+10

Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

 Nguồn: Diễn đàn của người làm cà phê

Hôm qua, các thị trường cà phê thế giới đóng cửa cả ngày, không giao dịch, khiến thị trường trong nước yên ắng. Thị trường New York nghỉ lễ Memorial Day (Chiến sĩ trận vong), thị trường London nghỉ lễ Spring Bank Holiday (Ngân hàng mùa xuân).
Cà phê cũng như nhiều ngành hàng nông sản khác đòi hỏi phải có truy xuất nguồn gốc và xuất xứ hàng hóa phục vụ cho phát triển bền vững theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, an toàn thực phẩm. Do đó, việc xây dựng cơ sở dữ liệu, mã số vùng trồng để truy xuất nguồn gốc rất quan trọng.
Năm 2018, Việt Nam có 680.000 ha cà phê với năng suất 2,5 tấn/ha và sản lượng đạt 1,62 triệu tấn. Việt Nam xuất khẩu đạt 1,8 triệu tấn với giá trị 3,5 tỷ USD. Để hướng tới nền nông nghiệp 4.0, Diễn đàn Cà phê Toàn cầu (GCP) đã cùng với các đối tác, đặc biệt là Cục Trồng trọt xây dựng thí điểm hệ thống mã số vùng trồng cà phê nhằm quản lý ngành hàng và đánh giá mức độ áp dụng thực hành bền vững trong sản xuất cà phê. Hệ thống đã được triển khai thử nghiệm thu thập số liệu với hơn 8.500 hộ trồng cà phê tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.Ngày 23/5, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với GCP tổ chức hội thảo Công bố kết quả thí điểm hệ thống thông tin mã số vùng trồng cà phê.
Theo ông Lê Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, hệ thống thông tin mã số vùng trồng là cơ sở dữ liệu như sổ tay nông hộ điện tử giúp nông dân quản lý đầu vào sản xuất; các tổ chức chứng nhận có thể kế thừa để giảm giá thành chứng nhận; giúp các doanh nghiệp truy xuất nguồn gốc, định hướng đầu tư, tài trợ vào lĩnh vực sản xuất; cơ quan quản lý nhà nước có có sở dữ liệu trong định hướng, phát triển cà phê bền vững. Qua đây có thể tạo niềm tin cho các nhà chế biến và người tiêu dùng về xuất xứ nguồn gốc sản phẩm, sản phẩm chất lượng và an toàn.