Hợp đồng cao su giao kỳ hạn tháng 12/2025 JRUc6 trên sàn giao dịch Osaka (OSE) kết thúc phiên giao dịch sáng hôm nay tăng 2,4 JPY, tương đương 0,77%, lên mức 312,9 JPY (2,16 USD)/kg. Tính chung cả tuần, hợp đồng này đã tăng gần 1%.
Hợp đồng cao su giao kỳ hạn tháng 9/2025 SNRv1 trên sàn giao dịch Thượng Hải (SHFE) giảm nhẹ 5 CNY, tương đương 0,04% xuống còn 14.050 CNY (1.960,92 USD)/tấn. Cũng trên sàn giao dịch này, hợp đồng cao su tổng hợp butadiene (SHBRv1) giao kỳ hạn tháng 8/2025 giảm 20 CNY, tương dương 0,18% chốt ở 11.250 CNY (1.570,13 USD)/tấn.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 8/2025 STFc1 trên sàn SICOM Singapore giao dịch quanh mức 164,7 US cent/kg, tăng 0,5%.
Đồng USD giảm 0,2% so với đồng Yên Nhật, giao dịch ở 144,69 JPY đổi 1 USD. Đồng Yên hồi phục khiến các tài sản định giá bằng đồng tiền này trở nên đắt đỏ hơn với các khách hàng nước ngoài.
Cao su tại Thái Lan thường có sản lượng thấp từ tháng 2 - tháng 5, trước khi bước vào mùa thu hoạch cao điểm kéo dài đến tháng 9. Cơ quan khí tượng của nhà sản xuất cao su hàng đầu - Thái Lan đã cảnh báo nông dân về mưa lớn và lũ lụt có thể làm chậm quá trình thu hoạch và vận chuyển từ ngày 3 – 6/7.
Mặc dù thời tiết xấu là yếu tố có thể hỗ trợ giá cao su, nhưng tồn kho cao tại các cảng của Trung Quốc phản ánh tình trạng tiêu thụ trì trệ cùng nguồn cung tăng, đã ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý thị trường.
Tuy nhiên, theo báo cáo tháng 5 từ Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC), tiêu thụ cao su tại Trung Quốc đạt 619.700 tấn, tăng 7,12% so với tháng trước đó. Nguyên nhân được cho là nhờ sự phục hồi mạnh mẽ trong sản xuất lốp xe và doanh số xe điện – yếu tố tích cực hỗ trợ nhu cầu cao su chất lượng cao.
Tuy nhiên, ở các quốc gia sản xuất lớn như Thái Lan, sản lượng cao su tháng 5/2025 dự kiến giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 272.200 tấn, do điều kiện thời tiết bất lợi ảnh hưởng đến hoạt động khai thác. Trong khi đó, Việt Nam, Campuchia và Trung Quốc ghi nhận mức tăng sản lượng nhờ điều kiện thuận lợi hơn cho khai thác.
ANRPC dự báo sản lượng cao su thiên nhiên trong năm 2025 sẽ đạt 14,89 triệu tấn, tăng nhẹ 0,5% so với năm 2024. Tuy nhiên, mức này vẫn thấp hơn dự báo trước đó do đầu tư trồng mới hạn chế và các yếu tố thời tiết khó lường. Trong khi đó, nhu cầu toàn cầu dự kiến đạt 15,56 triệu tấn, tăng 1,3% nhưng cũng đối mặt với rủi ro từ suy giảm kinh tế toàn cầu và tác động của chính sách thuế mới từ Mỹ.
Công ty môi giới Hexun Futures cho biết, khi mùa mưa ở các nước sản xuất chính ở Đông Nam Á sắp kết thúc, nguồn cung cao su dự kiến sẽ tăng lên.
Cao su tự nhiên thường chịu sự điều chỉnh của giá dầu khi cạnh tranh thị phần với cao su tổng hợp được sản xuất từ dầu thô. Giá dầu thô thế giới đã giảm trở lại sau khi tăng nhẹ trong phiên trước, khi thị trường lo ngại việc Mỹ tái áp thuế có thể làm giảm nhu cầu nhiên liệu toàn cầu. Khi giá dầu giảm, giá cao su tổng hợp có xu hướng rẻ hơn, từ đó gây áp lực lên giá cao su thiên nhiên.
Dưới đây là giá cao su kỳ hạn các chủng loại RSS3, STR20, mủ 60% (bulk) tại Thái Lan; SMR20 tại Malaysia; SIR20 tại Indonesia đóng cửa phiên 3/7:
Giá cao su tại sàn giao dịch hàng hoá Thái Lan, Malaysia, Indonesia
Thị trường
|
Chủng loại
|
ĐVT
|
Kỳ hạn
|
Giá đóng cửa
|
Thái Lan
|
RSS3
|
THB/kg
|
Tháng 8/2025
|
74,29
|
Thái Lan
|
STR20
|
THB/kg
|
Tháng 8/2025
|
62,74
|
Thái Lan
|
Mủ 60% (bulk)
|
THB/kg
|
Tháng 8/2025
|
43,13
|
Malaysia
|
SMR20
|
USD/kg
|
Tháng 8/2025
|
1,70
|
Indonesia
|
SIR20
|
USD/kg
|
Tháng 8/2025
|
1,65
|
Lưu ý: Giá được lấy từ Hiệp hội Cao su Thái Lan, Hiệp hội Cao su Malaysia, Hiệp hội Cao su Quốc tế và một trang web tư nhân của Thái Lan để tham chiếu.
Biểu đồ giá cao su kỳ hạn tháng 7/2025 trên sàn Thượng Hải
Nguồn:Vinanet/VITIC/Reuters