menu search
Đóng menu
Đóng

TT lúa gạo thế giới: Nhu cầu mạnh đẩy giá tiếp tục tăng

23:50 16/06/2017

Vinanet - Giá gạo tại Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam đồng loạt tăng. Bangladesh ký hợp đồng nhập khẩu gạo với Việt Nam. 

Giá gạo xuất khẩu trên thị trường châu Á tuần này tiếp tục tăng do nhu cầu mạnh từ các thị trường nhập khẩu chủ chốt như Bangladesh và Philippines.

Tại Thái Lan, gạo 5% tấm giá 450 – 457 USD/tấn, FOB Bangkok, từ mức 440 – 457 USD/tấn một tuần trước đây.

Diễn biến giá gạoThái Lan

Giá gạo Thái Lan liên tiếp tăng từ tháng 3, khi các thương gia bắt đầu thực hiện các hợp đồng giao hàng, và tuần qua đã lên mức cao nhất kể từ tháng 8/2013.
Các nhà xuất khẩu nước này tiếp tục mua gạo của các nhà máy xay xát để hoàn thành các hợp đồng đã ký, với nhu cầu khá cao từ Bangladesh, Iran, Iraq và Philippines.
“Giá vẫn tăng và chưa có dấu hiệu ngừng”, Reuters dẫn lời một thương gia ở Bangkok cho biết, và thêm rằng: “Nguồn cung thấp và các nhà xuất khẩu vẫn cần mua để thực hiện hợp đồng, trong khi nhu cầu cao trên toàn cầu”.
Vụ lúa phụ của Thái Lan dự kiến sẽ thu hoạch vào khoảng tháng 8 – tháng 9.
Tại Việt Nam, gạo 5% tấm giá 410 USD/tấn, FOB Sài Gòn, từ mức 395 – 400 USD/tấn một tuần trước đây và hiện cao nhất kể từ tháng 11/2014.

Diễn biến giá gạo Việt Nam

Việt Nam sẽ thu hoạch lúa từ cuối tháng 6.
Giá gạo Việt Nam tăng từ đầu tháng 5 do dự báo nhu cầu sẽ mạnh lên từ các nhà nhập khẩu quốc tế trong bối cảnh nguồn cung hạn hẹp.
Bangldesh sẽ nhập khẩu 200.000 tấn gạo trắng với giá 430 USD/tấn, và 50.000 tấn gạo đồ với giá 470 USD/tấn của Việt Nam theo hợp đồng cấp Chính phủ, ông Ataur Rahman, Thư ký Bộ Lương thực Bangladesh cho biết.
Gạo sẽ được giao trong vòng 60 ngày, trong đó chuyến đầu tiên sẽ giao trong vòng 15 ngày tới.
Giá gạo tại Bangladesh đã tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng 5 trong khi dự trữ quốc gia xuống thấp nhất 6 năm do lũ lụt gây thiệt hại khoảng 600.000 tấn gạo của nước này.
Cơ quan Ngũ cốc quốc gia Bangladesh thông báo sẽ nhập khẩu 600.000 tấn sau đợt lũ lụt, trước tiên sẽ mở 2 đợt đấu thầu mua tổng cộng 100.000 tấn – lần đấu thầu đầu tiên kể từ 2011.
The rates are sharply higher than what it is paying for through tenders. Bangladesh is buying 50,000 tonnes of white rice at $406.48 a tonne and 50,000 tonnes of parboiled rice at $427.85 a tonnes through tenders.
Bangladesh cũng đang thương lượng với Thái Lan và Ấn Độ để nhập khẩu thêm gạo nhằm ổn định giá trong nước trong bối cảnh dự trữ gạo quốc gia đang ở mức thấp nhất 10 năm.
Philippines cho biết sẽ mở thầu vào tháng tới để mua 250.000 tấn gạo Thái Lan, Việt Nam và có thể cả Ấn Độ.
Tại Ấn Độ, gạo 5% tấm giá tăng 7 USD/tấn lên 422 – 425 USD/tấn do giá trong nước tăng và nhu cầu mạnh từ khách hàng châu Phi.
“Trước đây, khách hàng chuyển sang mua của những nguồn cung khác vì gạo Ấn Độ đắt, nhưng nay giá gạo Thái Lan và Việt Nam cũng tăng lên ngang với gạo Ấn Độ”, Reuters dẫn lời một thương gia ở Kakinada thuộc bang Andhra Pradesh thuộc miền nam Ấn Độ cho biết.
Xuất khẩu gạo phi – basmati của Ấn Độ trong tháng 4 giảm 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 475.050 tấn do đồng rupee mạnh. Rupee đã tăng giá 5,7% kể từ đầu năm tới nay, hiện giao dịch ở mức cao nhất gần 21 tháng, buộc các nhà xuất khẩu phải nâng giá gạo xuất khẩu (tính theo USD). Nguồn cung lúa trong nước khan hiếm cũng góp phần đẩy giá gạo tăng, và làm giảm lợi nhuận của các nhà xuất khẩu.
Những thông tin liên quan
Iraq mở thầu mua 30.000 tấn gạo, Thái Lan chào giá thấp nhất
Cơ quan Ngũ cốc Quốc gia Iraq ngày 11/5 đã mở thầu mua ít nhất 30.000 tấn gạo, giá chào rẻ nhất là 498,20 USD/tấn, C&F do phía Thái Lan cung cấp. Các mức giá thấp tiếp theo là 503,20 USD/tấn cũng thuộc về Thái Lan, vàd 595 USD/tấn thuộc về Mỹ.
Bangladesh mở thầu mua 50.000 tấn gạo
Cũng ngày 11/6, cơ quan lương thực quốc gia Bangladesh mở thầu mua 50.000 tấn gạo đồ, giá chào thấp nhất là 445,11 USD/tấn thuộc về công ty thương mại Olam. Các mức thấp tiếp theo thuộc về Agro Corp (449,55 USD/tấn), Singsong Food (458 USD/tấn), Desh Trading (459,67 USD/tấn), Amir Chand (474 USD/tấn) và Sukhbir Agro (459,30 USD/tấn). Gạo sẽ được giao trong vòng 40 ngày.
Thái Lan bán thêm 90% số lượng gạo lấy từ các kho dự trữ chính phủ
Phóng viên TTXVN tại Bangkok dẫn thông báo của Bộ Thương mại Thái Lan cho biết nước này đã bán thêm 1,66 triệu tấn gạo trị giá 49 triệu USD, chiếm 90% số lượng gạo lấy từ các kho dự
Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới sau Ấn Độ và số lượng gạo còn lại của nước này kể từ chương trình mua gạo của chính phủ trước đây là khoảng 3 triệu tấn.
Chính phủ Thái Lan cho biết sẽ có thể bán hết số gạo còn tồn trong các kho, bao gồm 160.000 tấn gạo tốt và 2,7 triệu tấn gạo kém chất lượng vào cuối năm nay.
Trung Quốc mạnh tay chống nhập lậu gạo
Xinhua đưa tin, Hải quan Trung Quốc ngày 12/6 cho biết các chính quyền địa phương đã hành động chống lại 27 băng nhóm bị tình nghi là buôn lậu tổng cộng khoảng 300.000 tấn gạo.
FAO dự báo Việt Nam thuộc tốp 5 nước có sản lượng gạo lớn nhất 2017
Theo báo cáo Triển vọng Lương thực được Tổ chức Nông Lương của Liên hợp quốc (FAO) vừa công bố, sản lượng gạo toàn cầu năm nay nhiều khả năng sẽ tăng 0,7% so với năm ngoái lên mức hơn 502 triệu tấn nhờ các chính sách thúc đẩy sản xuất tại châu Á và sự phục hồi sản lượng tại Nam Mỹ và Australia.
FAO nhận định năm nước có sản lượng gạo lớn nhất trong năm nay lần lượt là Trung Quốc (hơn 142 triệu tấn), Ấn Độ (trên 110 triệu tấn), Indonesia, Bangladesh và Việt Nam.
Xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm của Campuchia cao kỷ lục
Trong 5 tháng đầu năm 2017, Campuchia đã xuất khẩu 257.637 tấn gạo, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo báo cáo mới nhất ngày 10/6 của Ban Thư ký Dịch vụ Một Cửa sổ Xuất khẩu Gạo ở Phnom Penh, Campuchia đã xuất khẩu gạo tới 57 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó ba nước nhập khẩu nhiều nhất là Trung Quốc, Pháp và Ba Lan.
Từ tháng Một đến tháng 5/2017, Trung Quốc nhập 88.769 tấn gạo, Pháp nhập 33.459 tấn và Ba Lan nhập 23.036 tấn.
Hồi giữa tháng Năm vừa qua, sau chuyến thăm Trung Quốc, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen cho hay Trung Quốc đã đồng ý nâng hạn ngạch nhập khẩu gạo của Campuchia lên 300.000 tấn trong năm 2018, tăng 100.000 tấn so với năm 2017.
Theo Bộ Nông nghiệp Campuchia, nước này sản xuất khoảng hơn 9 triệu tấn thóc mỗi năm và dành hơn 3 triệu tấn gạo để xuất khẩu.
Nguồn: VITIC/Reuters, TTXVN

 

 

Nguồn:Vinanet