menu search
Đóng menu
Đóng

Châu Á "đuối sức" trước cú sốc từ Fed

11:25 28/08/2015

Với hai nền kinh tế lớn nhất châu Á đang phát triển chậm lại, thời gian trở nên gấp gáp cho các nhà hoạch định chính sách để vực dậy tăng trưởng trong nước trước khi Washington tung một đòn “knock-out” thổi bay tất cả mọi thứ.
Các nhà phân tích cảnh báo những diễn biến trên thị trường tiền tệ châu Á vừa qua là những dấu hiệu cho thấy sự bất ổn sâu sắc của các nền kinh tế tại châu Á. Với nguy cơ suy giảm hơn nữa có thể thấy, thì áp lực đối với việc hoạch định chính sách để tạo ra một cú hích cho nền kinh tế càng quan trọng hơn bao giờ hết.

Theo báo cáo của Pacific Money, sự phá giá 4.4% đồng Nhân Dân Tệ của Trung Quốc vào 11/8 đã gây sốc cho thị trường, dẫn tới sự suy giảm lớn nhất trong một ngày của đồng nhân dân tệ so với đồng USD trong thập kỉ qua.

Số liệu được công bố trước đó đã cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc suy giảm 8,3% trong tháng trước, so với một năm trước đó. Bắc Kinh đang quan ngại về nguy cơ suy yếu hơn nữa của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vốn đang bị ảnh hưởng bởi sự tuột dốc của thị trường chứng khoán và bất động sản. Chính sách tiền tệ nới lỏng tiền tệ và sự phá giá đồng tiền là một trong số ít các đòn bẩy có sẵn còn lại các nhà chức trách Trung Quốc có thể dùng để kích thích tăng trưởng

Michael Metcalfe, người đứng đầu của chiến lược vĩ mô tại State Street, chia sẻ với Bloomberg rằng: “Theo như dự đoán của chúng tôi, đồng Nhân Dân Tệ hiện vẫn bị định giá cao 10% trên mức giá trị thực”.

Sự suy thoái của Trung Quốc, cùng với tốc độ tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1990 đã tác động đến các đối tác thương mại quan trọng, bao gồm cả người hàng xóm Nhật Bản. Vào thứ 2 tuần trước, nền kinh tế thứ 3 thế giới này đã công bố báo cáo GDP tăng trưởng âm 1.6 % trong quý II, do tác động của việc tiêu dùng cá nhân yếu hơn, và suy giảm xuất khẩu sang các nước châu Á.

Dữ liệu thương mại được công bố cho thấy xuất khẩu của Nhật Bản đã giảm mạnh trong tháng 7, với khối lượng hàng hóa vận chuyển giảm 0,7% so với năm trước, mặc dù giá trị xuất khẩu tăng 7,6%.

“Trong khi Mỹ và EU đang phục hồi so với một số thị trường khác, Trung Quốc đang kéo xuất khấu đi xuống”, theo nhà nghiên cứu kinh tế Taro Saito của Viện nghiên Cứu kinh tế NLI.

Suy thoái kinh tế


Theo ANZ, trong khi triển vọng tăng trưởng dài hạn của châu Á vẫn còn vững chắc, khu vực này đã bị ảnh hưởng bởi “suy thoái kinh tế” trong bối cảnh “thời gian phiền/suy nhược muộn của thương mại toàn cầu”, theo nghiên cứu của ANZ

Trong báo cáo ngày 12/8, các nhà kinh tế của Ngân hàng Australia cho biết: “Chúng tôi đã mong đợi một chuyển đổi suôn sẻ trong quá trình điều tiết sự tăng trưởng toàn cầu xa khỏi nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại, và hướng tới các hộ gia đình Mỹ trong 2015-16. Tiếc thay, nó đã không xảy ra”

Thu nhập của người Mỹ đang được cải thiện, nhưng các phản ứng của thương mại châu Á cho thấy điều này không còn có nhiều mối liên quan đến châu Á. Dữ liệu kinh tế của trung Quốc vẫn còn yếu và mặc dù sự phá giá đồng NDT là một thông báo với nhiều mục tiêu, một trong số đó rõ ràng là nới lỏng bổ sung để giúp ổn định tăng trưởng Trung Quốc.

Nền kinh tế này rơi vào hoàn cảnh giống như những vận động viên chạy tiếp sức đánh rơi gậy khi trao cho nhau – khiến kinh tế mất đà, dẫn đến sự suy giảm liên tục trong thương mại toàn cầu và toàn bộ châu Á bây giờ đang phải nếm trải tăng trưởng xuất khẩu hàng năm sụt giảm mạnh. Đây là điểm thụt lùi đáng chú ý so với lịch sử thương mại mạnh mẽ của các nước châu Á và điều này ám chỉ rằng các yếu tố thương mại của châu Á sẽ bị phá vỡ, tức là sự gia tăng xuất khẩu sẽ không còn đi kèm với sự gia tăng một phần thu nhập quốc gia nữa hay nói cách khác “số nhân thương mại” của những nước này sẽ sụt giảm (số nhân thương mại tính bằng khoản thu nhập quốc gia – thu nhập của những đối tượng liên quan tới việc xuất khẩu tăng thêm từ việc gia tăng một lượng đơn vị xuất khẩu hàng hóa).

Trong tháng 6, Ấn độ, Indonesia, và Đài Loan đều gi nhận xuất khẩu suy giảm ở mức độ 2 con số. Còn các nhà xuất khẩu hàng hóa như Indonesia và Malaysia đã đặc biệt chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự sụt giảm của giá cả các loại hàng hóa. Xuất khẩu của Hàn Quốc cũng giảm tới 3,3% trong tháng 7 so với cùng kì năm trước, và giảm 2,4% so với tháng trước đó.

Các nhà phân tích như Jesper Koll của WisdomTree, Nhật Bản đã hạ thấp những nguy cơ của một cuộc chiến tranh tiền tệ, cho rằng mong muốn của Trung Quốc là làm cho đồng Nhân Dân Tệ trở thành một trong những sự lựa chọn làm đồng tiền dự trữ của các nước châu Á thay vì phá giá đồng tiền chỉ để thực hiện chính sách “ăn xin từ người hàng xóm” (chính sách tạo này tạo lợi thế về giá so với các mặt hàng của những quốc gia khác, từ đó bán được nhiều hàng hóa và thu về nhiều tiền từ các nước trong khu vực hơn).

Nhưng một số khác cho rằng rằng điều tồi tệ nhất với các thị trường tài chính châu Á còn ở xa hơn thế, bởi viễn cảnh FED bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ của mình trong thời gian tới, điều này khiến dòng vốn đầu tư vào các thị trường mới nổi trước đó sẽ ồ ạt rút ra.

Christopher Balding của đại học Bắc Kinh cảnh báo rằng: “Các đồng tiền mới nổi sẽ ngày càng chịu áp lực giảm giá lớn hơn, qua đó đặt áp lực lạm phát lên toàn khu vực và các thị trường này”.

"Cơn bão thật sự sẽ đến khi FED tăng lãi suất, điều này sẽ hút vốn đầu tư ra khỏi Trung Quốc và các thị trường mới nổi khác. Nói cách khác, những biến động thực chưa thực sự vẫn còn chưa đến. "

Theo Mai Anh

CafeF/Trí Thức Trẻ 

Nguồn:CafeF/Trí Thức Trẻ