menu search
Đóng menu
Đóng

Nông dân Mỹ mất nhiều nhất trong chiến tranh thương mại với Trung Quốc

11:08 02/03/2017

Nếu Mỹ-Trung có chiến tranh thương mại, nông dân Mỹ sẽ phải gánh chịu nhiều nhất.
“Một phần quan trọng trong xuất khẩu của Mỹ vào Trung Quốc là các sản phẩm lương thực”, Brad Setser, một nhân viên lâu năm tại Ủy ban Quan hệ Đối ngoại Mỹ, cho biết.
“Trung Quốc từng nói rõ là nếu Mỹ dự định áp thuế lên hàng Trung Quốc, Trung Quốc sẽ trả đũa lên hàng xuất khẩu vào nước này”.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông nghiệp lớn thứ 2 của Mỹ, theo Cục đặc trách Nông nghiệp Ngoại quốc Bộ Nông nghiệp Mỹ. Trong 20,2 tỉ đô hàng xuất khẩu vào Trung Quốc năm 2015, đậu nành chiếm 10,5 triệu.
Để trả đũa việc Mỹ áp thuế cao, Bắc Kinh sẽ có hành động lên ngành công nghiệp đậu nành và ngô, tờ báo của chính phủ Trung Quốc Global Times cho biết trong một bài xã luận sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Căng thẳng giữa 2 bên khiến nhiều người trong ngành nông nghiệp lo lắng.

“Tất cả đều có thể xảy ra”, Brandon Kliethermes, một nhà phân tích kinh tế nông nghiệp tại IHS Markit, Missouri, chia sẻ. “Bạn không muốn chọc giận khách hàng lớn nhất của mình”, ông nói, “việc này làm ai cũng căng thẳng”.
Nguy cơ cao nhất là của những người trồng hạt như hạt điều, một món ăn vặt mà người Trung Quốc rất thích. Mỹ là nhà cung cấp hạt óc chó lớn nhất của Trung Quốc và là nhà cung cấp hạt điều lớn nhất trên thế giới, Cục đặc trách Nông nghiệp Ngoại quốc Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết.
“Trong vài trường hợp, những trừng phạt của Trung Quốc được chứng minh là không hiệu quả, nhưng trong những ngành như sản xuất thịt và hạt, có khả năng những trừng phạt này sẽ gây ra tổn thất”, Setser nói.
“Lúc này, đó là những loại sản phẩm từng là mục tiêu của những vụ trả đũa trong quá khứ, và tôi dự đoán rằng chúng sẽ tiếp tục là mục tiêu tiếp theo trong lần trả đũa này”, ông cho biết.
Đậu nành chiếm phần lớn lượng hàng nhập khẩu vào Trung Quốc của Mỹ nhưng các nhà phân tích không cho rằng ngành công nghiệp này sẽ bị ảnh hưởng lớn từ những trừng phạt của Trung Quốc. Lượng đậu nành mà Trung Quốc trồng không đáp ứng đủ nhu cầu. Và nếu nước này nhập khẩu đậu nành từ các nước như Brazil hay Argentina, Mỹ có thể sẽ chuyển sản xuất sang những quốc gia phía Nam này, giới phân tích cho hay.
Nông dân không phải là những người duy nhất liên quan đến quan hệ thương mại nông nghiệp Mỹ-Trung. Cotsco, một siêu thị bán buôn hạt sấy khô và quả nam việt quất, ra mắt trên trang Tmall của người khổng lồ ngành thương mại điện tử tại Trung QuốcAlibaba tháng 10/2014. Công ty này từ chối bình luận.
“Các mặt hàng chất lượng cao của Mỹ rất thu hút tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc” Brendan Ahern, giám đốc đầu tư của KraneShares (công ty kinh doanh quỹ hoán đổi danh mục tập trung vào Trung Quốc), cho biết.
Sau cuộc gặp tổng thống Mỹ Donald Trump hồi đầu tháng, chủ tịch kiêm CEO Alibaba Jack Manói với phóng viên rằng việc mở rộng công ty sẽ tập trung vào những mặt hàng như hoa quả và những khu vực như Trung Tây nước Mỹ.
Một thập kỷ qua, lượng xuất khẩu nông nghiệp của Mỹ vào Trung Quốc đã tăng 200%, Cục đặc trách Nông nghiệp Ngoại quốc Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết.
Tiềm năng tăng trưởng là rất lớn. Một nghiên cứu tháng 11/2016 từ Phòng thương mại Mỹ ước tính rằng việc giải quyết được những rào cản thương mại giữa 2 nước Mỹ-Trung và những quy định tốt hơn về các sản phẩm nông nghiệp sẽ tăng thêm 11,75 tỉ đô cho kinh tế Mỹ trong gia đoạn 2016-2025 và 3,82 tỉ đô cho Trung Quốc. Những hợp tác tương tự trong máy móc trang trại sẽ tăng gần 1,1 tỉ đô trong phân khúc này trong nền công nghiệp Mỹ, nghiên cứu chỉ ra.
“Chỉ cần nhắc đến Trung Quốc đã có thể khiến người ta quan tâm”, Kliethermes nói “Rất nhiều người làm trong thị trường này không hề muốn nó đóng cửa”.
Nguồn: Trang Hồ/Ndh.vn/CNBC