menu search
Đóng menu
Đóng

Đến giữa tháng 5, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 270 tỷ USD

15:34 22/05/2024

Theo theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tính đến trung tuần tháng 5/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 270,82 tỷ USD.
 
Dự thảo Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam: Cần có công cụ đo lường cụ thể về ‘logistics xanh’Điểm tên 3 thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt NamTháng 4/2024: Xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Singapore đạt mức tăng trưởng rất cao
Tổng cục Hải quan cho hay, từ đầu tháng 5 đến ngày 15/5, xuất khẩu hàng hóa cả nước đạt 14,64 tỷ USD. Tính chung từ đầu năm đến 15/5, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 138,59 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ 2023 (tương đương kim ngạch tăng thêm 19,17 tỷ USD).
Ở chiều ngược lại, từ đầu tháng 5 đến ngày 15/5, nhập khẩu hàng hóa đạt 17,26 tỷ USD. Lũy kế từ đầu năm đến 15/5, tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước đạt 132,23 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương kim ngạch tăng thêm 19,7 tỷ USD).
Như vậy, tính đến trung tuần tháng 5, quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 270,82 tỷ USD, cán cân thương mại thặng dư 6,36 tỷ USD. Đáng chú ý, theo Tổng cục Hải quan, cả 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất đều có tăng trưởng dương gồm: Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông (Trung Quốc), Ấn Độ, Canada, Australia. Trong đó, 5 thị trường lớn và có mức tăng ấn tương nhất là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, ASEAN, Hồng Kông (Trung Quốc).
Bên cạnh những kết quả đạt được, theo nhận định của Bộ Công Thương, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2024, nhất là xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm như châu Âu, châu Mỹ sẽ có cả những thuận lợi và đối mặt với những thách thức.
Theo đó, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang có với các đối tác/thị trường tiếp tục có tác động tích cực, duy trì lợi thế của Việt Nam trong hoạt động thương mại, đầu tư. Nhu cầu thị trường thế giới nói chung và khu vực thị trường châu Âu, châu Mỹ từng bước phục hồi do lạm phát đã bắt đầu có xu hướng giảm từ cuối năm 2023 và có khả năng tiệm cận mức mục tiêu các Ngân hàng Trung ương đề ra cho năm 2024 (ECB và FED - 2%).
Việc các nước công nghiệp phát triển tiếp tục đẩy mạnh chiến lược đa dạng hoá nguồn cung, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, đa dạng hoá đầu tư sẽ giúp Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu. Các nước khu vực châu Âu, châu Mỹ đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới cũng như dành nhiều hỗ trợ tín dụng và công nghệ đối với Việt Nam...
Bên cạnh những thuận lợi, Bộ Công Thương cho hay, kinh tế toàn cầu đang bước vào một thời kỳ mới với nhiều rủi ro và thách thức và khó đoán định; sự phục hồi chậm của các đối tác thương mại lớn. Áp lực lạm phát toàn cầu được đánh giá sẽ chậm lại nhưng vẫn ở mức cao; xu hướng tiếp tục thắt chặt tiền tệ ở nhiều quốc gia nhằm kiềm chế lạm phát. Rủi ro gián đoạn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Việc các nước đa dạng hóa nguồn cung ngoài Trung Quốc, tập trung vào một số đối tác gần thị trường và đối tác tương đương với Việt Nam như Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh... sẽ làm gia tăng sự cạnh tranh trên các thị trường xuất khẩu của Việt Nam...
Để hỗ trợ cho hoạt đông xuất nhập khẩu nói chung, hoạt động xuất khẩu nói riêng, Bộ Công Thương cho biết, sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường và thay đổi chính sách của các đối tác để đề xuất các giải pháp phù hợp, phát triển đa dạng các thị trường xuất khẩu truyền thống và thị trường mới.
Đồng thời, tiếp tục kịp thời thông tin với các Hiệp hội ngành hàng về những diễn biến của thị trường xuất khẩu để doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp, định hướng tìm kiếm đơn hàng từ các thị trường; duy trì đều đặn các hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài.
Chỉ đạo hệ thống Thương vụ Việt Nam tại các khu vực thị trường thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình thị trường nước ngoài; các quy định, tiêu chuẩn, điều kiện của thị trường nước ngoài có thể tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và khuyến nghị đối với các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc khai thác có hiệu quả các FTA, đồng thời đẩy nhanh đàm phán, ký kết các FTA, liên kết kinh tế mới để đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng và đẩy mạnh xuất khẩu. Phát triển dịch vụ logistics; hỗ trợ doanh nghiệp chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu. Tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh công tác cảnh báo sớm các vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam;….

Nguồn:Nguyễn Hạnh/congthuong.vn

Link gốc