Xu hướng chuyển dịch xuất khẩu rau quả sang các thị trường ngoài Trung QuốcXuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Linh hoạt thích ứng
Trong đó, có 779 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản được cấp mã số, đảm bảo hoạt động xuất khẩu ổn định và không bị gián đoạn. 187/270 doanh nghiệp do Cục Bảo vệ thực vật để xuất đã được cấp mã, tuy nhiên do mức độ đa dạng của sản phẩm nên hiện Tổng cục Hải quan Trung Quốc mới cấp khoảng 70% khối lượng theo đề xuất Cục Bảo vệ thực vật đề xuất đăng ký và đang tiếp tục. 11 doanh nghiệp xuất khẩu sữa thuộc thẩm quyền Cục Thú Y quản lý. Số còn lại là mã số cấp cho doanh nghiệp thực hiện theo loại hình tự đăng ký; và doanh nghiệp thuộc quản lý của Bộ Công Thương, Bộ Y tế.
Hoạt động xuất khẩu thủy sản có nhiều khởi sắc
Hiện đã có 779 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp mã số, đảm bảo hoạt động xuất khẩu ổn định và không bị gián đoạn
Cũng theo Văn phòng SPS Việt Nam, việc triển khai công tác đăng ký doanh nghiệp theo Lệnh 248 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc đang tồn tại một số lỗi kỹ thuật khi sử dụng hệ thống đăng ký doanh nghiệp nước ngoài trực tuyến của Tổng cục Hải quan Trung Quốc do hệ thống mới vận hành như: tốc độ truy cập chậm, ngôn ngữ tiếng Trung, lỗi giao diện khó theo dõi...
Việc phê duyệt mã sản phẩm của Tổng cục Hải quan Trung Quốc còn chậm và chưa có quy định về thời gian phê duyệt cấp mã số đăng ký doanh nghiệp. Đối với các sản phẩm có nguồn gốc thực vật, do mức độ đa dạng của sản phẩm nên hiện Tổng cục Hải quan Trung Quốc mới cấp khoảng 70% so với danh sách đăng ký của Cục Bảo vệ thực vật.
Nhằm tiếp tục triển khai tốt Chỉ thị 26/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ và kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong đáp ứng các quy định tại Lệnh 248 và Lệnh 249 của Hải quan Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có một số kiến nghị gửi lên Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, Bộ sẽ tiếp tục làm đầu mối trao đổi với phía Hải quan Trung Quốc và phối hợp với các Bộ Công Thương, Bộ Y tế và các cơ quan quản lý tại các địa phương để triển khai tiếp việc đăng ký doanh nghiệp; tăng cường trao đổi với Hải quan Trung Quốc để tháo gỡ các vướng mắc kỹ thuật khi đăng ký trên cổng thông tin điện tử một cửa của Hải quan Trung Quốc; tháo gỡ việc chậm cấp mã số doanh nghiệp cho các mặt hàng là sản phẩm có nguồn gốc thực vật và những vướng mắc phát sinh.
Bộ Công Thương, Bộ Y tế triển khai ban hành và trực tiếp hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm theo thẩm quyền quản lý đã được phân công tại Nghị định 15/NĐ-CP ngày 02/2/2018 của Chính phủ đối với nhóm 18 mặt hàng theo quy định tại điều 7 Lệnh 248.
Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc tiếp tục tăng cường đôn đốc và trao đổi với Hải quan Trung Quốc để tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Lệnh 248 và 249 (đặc biệt việc chậm cấp mã số đăng ký đối với nhóm mặt hàng có nguồn gốc thực vật và nhóm mặt hàng do Bộ Công Thương quản lý đăng ký).
Ngày 14/4/2021, Tổng cục Hải quan Trung Quốc ban hành “Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu” (Lệnh 249) và “Quy định về đăng ký và quản lý doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài” (Lệnh 248) và có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.
Với Lệnh số 248, toàn bộ doanh nghiệp nước ngoài sản xuất thực phẩm xuất khẩu đi Trung Quốc đều phải đăng ký với Tổng cục Hải quan Trung Quốc thay vì chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất mặt hàng nằm trong diện "Danh mục cần đăng ký" như trước đây. Hải quan Trung Quốc phân loại doanh nghiệp theo mức độ rủi ro.
Với Lệnh số 249, Trung Quốc đưa ra một số quy định mới như: Yêu cầu đánh giá sự phù hợp, đưa ra nguyên tắc quản lý NK đối với các loại thực phẩm chưa có tiêu chuẩn quốc gia của Trung Quốc và thực phẩm được sản xuất bằng nguyên liệu thực phẩm mới; thay đổi về yêu cầu ghi nhãn,...
Nguyễn Hạnh
Nguồn:Nguyễn Hạnh///congthuong.vn/