menu search
Đóng menu
Đóng

Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản tăng trưởng

09:20 28/01/2017

Vinanet - Năm 2016, dệt may là mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang Nhật Bản, chiếm 19,7% tổng kim ngạch, đạt 2,9 tỷ USD, tăng 4,12% so với năm 2015.

Kết thúc năm 2016, tốc độ kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản tăng 3,82% so với năm 2015, đạt 14,6 tỷ USD – đây cũng là một trong những thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam - đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD, số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam.

Năm 2016, dệt may là mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang Nhật Bản, chiếm 19,7% tổng kim ngạch, đạt 2,9 tỷ USD, tăng 4,12%. Đứng thứ hai là phương tiện vận tải và phụ tùng, tuy nhiên tốc độ xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật Bản trong năm 2016 lại suy giảm nhẹ, giảm 1,68%, tương ứng với 1,9 tỷ USD, kế đến là máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng, tăng 10,92%, đạt 1,5 tỷ USD và thứ tư là mặt hàng thủy sản, tăng 6,13% đạt trên 1 tỷ USD.

Nhìn chung, so với năm 2015, năm 2016 xuất khẩu sang Nhật Bản các mặt hàng đều có tốc độ tăng trưởng dương, chiếm trên 62%, trong đó xuất khẩu hàng điện thoại và linh kiện tuy kim ngạch chỉ đạt 416,2 triệu USD, nhưng lại có tốc độ tăng trưởng mạnh vượt trội, tăng 356,01%, ngược lại số mặt hàng với tốc độ tăng trưởng âm chỉ chiếm 37,5% và xuất khẩu dầu thô giảm mạnh nhất, giảm 71,18%, tương ứng với 171,3 nghìn USD.

Thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản năm 2016

ĐVT: USD

Mặt hàng

Năm 2016

So sánh với năm 2015 (%)

Tổng

14.676.714.003

3,82

hàng dệt, may

2.900.801.941

4,12

phương tiện vận tải khác và phụ tùng

1.910.158.531

-1,68

máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng khác

1.563.439.976

10,92

hàng thủy sản

1.098.506.308

6,13

gỗ và sản phẩm

980.633.785

-5,93

giày dép các loại

674.814.835

12,92

máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

654.170.520

25,12

sản phẩm từ chất dẻo

515.047.810

10,50

điện thoại các loại và linh kiện

416.221.962

356,01

túi xách, ví, vali, mũ, ô dù

356.503.671

11,91

sản phẩm từ sắt thép

289.911.216

12,62

hóa chất

253.217.808

-1,36

kim loại thường khác và sản phẩm

228.156.918

11,82

dây điện và dây cáp đện

222.980.241

22,09

đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

219.485.900

34,40

cà phê

202.984.072

19,71

dầu thô

171.351.200

-71,18

sản phẩm hóa chất

97.230.592

-7,79

sản phẩm từ cao su

93.348.528

25,50

giấy và các sản phẩm từ giấy

89.540.970

14,98

thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

86.674.015

-19,24

máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

81.894.001

61,63

hàng rau quả

75.122.425

1,37

nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

70.646.329

12,13

sản phẩm gốm, sứ

69.614.142

-1,33

than đá

65.455.124

-7,81

đá quý, kim loại quý và sản phẩm

54.607.038

15,59

xơ, sợi dệt các loại

50.483.621

0,53

sản phẩm mây, tre, cói thảm

42.938.891

2,18

bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

38.374.997

24,68

vải mành, vải kỹ thuật khác

36.540.649

-3,76

hạt tiêu

28.303.311

-14,39

thức ăn gia súc và nguyên liệu

26.778.364

-41,33

hạt điều

26.372.714

0,57

cao su

17.084.077

-0,85

sắn và sản phẩm từ sắn

15.630.655

-16,69

quặng và khoáng sản khác

10.543.474

-41,15

chất dẻo nguyên liệu

9.662.583

-26,26

sắt thép các loại

6.875.132

86,17

phân bón các loại

1.123.269

-20,60

Được biết, trong buổi Tọa đàm “Doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản” diễn ra mới đây, nhiều doanh nghiệp nhận định, cơ hội hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản là rất tiềm năng, đặc biệt trong các lĩnh vực chế tạo, giao thông, công nghệ thông tin (CNTT)… Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần được giải quyết để biến những tiềm năng này thành kết quả hợp tác cụ thể.

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiêp hỗ trợ Hà Nội (Hansiba) cho biết, các doanh nghiệp Nhật đầu tư vào Việt Nam đều rất quan tâm đến vấn đề phát triển công nghiệp phụ trợ.Hiện nay, có một thực trạng là mặc dù các doanh nghiệp Nhật có nhu cầu rất lớn đối với linh – phụ iện trong nhiều ngành, từ sản xuất máy móc điện tử, công nghệ thông tin, điện thoại cho tới công nghiệp ô tô, xe máy, song các doanh nghiệp Việt vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu này. Nguyên nhân chủ yếu là sự hạn chế về năng lực sản xuất và chưa tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Nhật.

Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản cũng đánh giá rất cao các cơ hội hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam, cũng như tiềm năng đầu tư vào thị trường Việt Nam. Ông Kobayashi Yoichi, Phó chủ tịch Công ty Itochu nhận định, thị trường Việt Nam vừa là thị trường tiêu thụ, vừa là thị trường sản xuất hết sức tiềm năng.

Ông Kobayashi Yoichi cho biết, Việt Nam là thị trường lớn với dân số trẻ, có tiềm năng phát triển lớn. Công ty Itochu chủ yếu xuất khẩu hàng may mặc, nông lâm sản, thủy sản và nhập khẩu hóa chất và ngũ cốc, ngoài ra còn đầu tư vào lĩnh vực dệt, dự án cơ sở hạ tầng và  chuỗi cửa hàng tiện lợi. Chúng tôi mong muốn được hợp tác với nhiều doanh nghiệp Việt Nam có cùng thế mạnh và đóng góp hơn nữa vào nền kinh tế Việt Nam.

Nguồn: VITIC/Đầu tư chứng khoán

 

 

Nguồn:Vinanet