menu search
Đóng menu
Đóng

Nhập khẩu hàng hóa từ Pháp 7 tháng đầu năm 2020 giảm nhẹ

15:36 09/09/2020

Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm 2020, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Pháp đạt 850,40 triệu USD, giảm 4,20% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm 2020, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Pháp đạt 850,40 triệu USD, giảm 4,20% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong 7 tháng đầu năm 2020, nhóm các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Pháp tăng mạnh nhất là nhóm mặt hàng quặng và khoáng sản, tăng 1.511,11% so với cùng kỳ năm trước đó; tiếp đến là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 184,20%; một số mặt hàng có giá trị kim nghạch tăng nhẹ là: dược phẩm tăng 29,50%; hóa chất tăng 29,78%; chế phẩm thực phẩm khác tăng 21,52%; nguyên phụ liệu thuốc lá tăng 27,06%. Trong khi một số nhóm mặt hàng mặt hàng giảm mạnh nhập khẩu là: phương tiện vận tải và phụ tùng giảm 45,80%; sắt thép các loại giảm 45,66%; thuốc trừ sâu và nguyên liệu giảm 29,81%; nhập khẩu ôtô nguyên chiếc giảm 50,47%; sản phẩm từ cao su giảm 37,56%; dây điện và dây cáp điện giảm 26,35%.
Pháp là một trong những đối tác hàng đầu tại Việt Nam, là thị trường tiềm năng phát triển trong tương lai. Việc Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sắp có hiệu lực, quan hệ thương mại đầu tư giữa Việt Nam và Pháp sẽ bước sang trang mới đầy hứa hẹn để vượt qua khó khăn hiện nay.
Tại Hội thảo trực truyến về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu vào tháng 7 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định, quan hệ đầu tư thương mại song phương giữa Việt Nam và Pháp đang đứng trước điều kiện thuận lợi. Mối quan hệ đã có lịch sử truyền thống lâu dài với nền tảng 50 năm quan hệ ngoại giao, 7 năm quan hệ chiến lược; trong đó quan hệ kinh tế là trụ cột. Số liệu thống kê cho thấy, giá trị thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Pháp đã tăng hơn 3 lần từ khoảng 1,6 tỷ USD vào năm 2009 lên 5,3 tỷ USD vào năm 2019 (đứng thứ 3 tại châu Âu, chỉ sau Đức và Hà Lan). Về đầu tư trực tiếp, lũy kế đến hết tháng 5/2020, Pháp hiện có 588 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đạt 3,56 tỷ USD, đứng thứ hai trong số các nhà đầu tư châu Âu tại Việt Nam (sau Hà Lan).
Cũng tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh mong muốn tiếp tục phát triển hợp tác với các đối tác Pháp trong những ngành vốn là thế mạnh truyền thống của Pháp như năng lượng (đặc biệt là năng lượng sạch, năng lượng tái tạo), công nghệ cao, nông nghiệp, chế biến, chế tạo…và Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất về môi trường đầu tư, kinh doanh, cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp để khuyến khích các doanh nghiệp Pháp đến Việt Nam hợp tác, đầu tư, nhất là tận dụng lợi thế do EVFTA mang lại.
Về phía các doanh nghiệp Pháp đều bày tỏ mong muốn Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các dự án của doanh nghiệp Pháp tại Việt Nam.
Xu hướng chung hiện nay của các doanh nghiệp Pháp và châu Âu là liên kết, xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với các doanh nghiệp sở tại để xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng mới, tận dụng hiệu quả lợi thế của các Hiệp định EVFTA và EVIPA (Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU).
Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội hợp tác với các đối tác châu Âu để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, thách thức cũng sẽ song hành và đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam chủ động đổi mới tư duy kinh doanh, phương thức sản xuất và quản trị, đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng, theo kịp xu hướng phát triển của thị trường châu Âu.
Nhập khẩu hàng hóa từ Pháp 7 tháng đầu năm 2020
  1. (Tính toán từ số liệu công bố ngày 12/8/2020 của TCHQ)
  2.                                                                                                ĐVT: USD

Các mặt hàng NK

Tháng 7/2020

+/- so với tháng 6/2020 (%)

7 tháng đầu năm 2020

+/- so với cùng kỳ năm 2019 (%)

Tổng KN

138.745.051

-1,92

850.404.570

-4,20

Dược phẩm

55.155.563

-14,58

307.602.019

29,50

Hàng hóa khác

18.886.361

-8,62

116.608.606

-16,16

Máy móc. thiết bị. dụng cụ. phụ tùng khác

13.235.823

8,25

112.477.610

-13,57

Phương tiện vận tải khác và phụ tùng

4.759.357

-18,21

54.753.539

-45,80

Gỗ và sản phẩm gỗ

5.217.132

-38,23

38.819.877

-6,59

Sản phẩm hóa chất

4.473.515

-8,13

28.682.391

-7,95

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

4.120.826

174,63

21.501.826

184,20

Chất thơm. mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh

3.466.912

-7,52

20.658.944

-11,74

Sữa và sản phẩm sữa

3.229.971

15,36

17.342.962

-29,08

Hóa chất

1.756.615

-22,53

17.070.041

29,78

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

1.970.631

-1,13

13.890.839

-26,44

Sắt thép các loại

2.217.028

-6,28

12.904.098

-45,66

Dây điện và dây cáp điện

7.789.290

2.346,18

10.362.625

-26,35

Chất dẻo nguyên liệu

1.336.927

-3,03

9.826.558

1,78

Sản phẩm từ sắt thép

1.384.116

40,62

9.734.669

7,30

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu

2.976.070

107,40

8.392.051

-29,81

Chế phẩm thực phẩm khác

1.207.467

29,85

7.798.981

21,52

Sản phẩm từ chất dẻo

1.487.282

14,11

7.582.466

-4,91

Vải các loại

1.174.918

50,18

6.426.002

0,64

Đá quý. kim loại quý và sản phẩm

546.662

49,39

5.932.306

-11,49

Cao su

593.944

55,70

5.384.256

-8,64

Nguyên phụ liệu dược phẩm

402.589

-47,50

4.631.472

-17,66

Nguyên phụ liệu thuốc lá

494.473

8,30

3.096.248

27,06

Sản phẩm từ cao su

324.966

1,79

2.598.792

-37,56

Nguyên phụ liệu dệt. may. da. giày

188.587

-28,21

2.394.105

-3,18

Quặng và khoáng sản khác

 

-100,00

2.036.309

1.511,11

Kim loại thường khác

348.024

673,66

910.688

-19,99

Ô tô nguyên chiếc các loại

 

-100,00

867.897

-50,47

Giấy các loại

 

-100,00

116.390

21,68

Nguồn:VITIC