menu search
Đóng menu
Đóng

Thị trường và tình hình nhập khẩu dầu mỡ động thực vật

13:05 18/01/2017

Vinanet - Việt Nam nhập khẩu dầu mỡ động thực vật chủ yếu từ các nước châu Á, trong đó Malaysia là thị trường chính, chiếm 65,4%...

Việt Nam nhập khẩu dầu mỡ động thực vật 78,8 triệu USD trong tháng 11, tăng 24,6% so với tháng 10, nâng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này 11 tháng năm 2016 lên 601,9 triệu USD, giảm 1% so với cùng kỳ năm 2015, số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam.

Việt Nam nhập khẩu dầu mỡ động thực vật chủ yếu từ các nước châu Á, trong đó Malaysia là thị trường chính, chiếm 65,4% tổng kim ngạch, đạt 393,9 triệu USD, tăng 4,91% so với cùng kỳ. Đứng thứ hai là thị trường Indonesia, 129,8 triệu USD, tăng 68,39%, kế đến là Achentina, tuy nhiên nhập từ thị trường này giảm mạnh, giảm 85,32% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, nhập khẩu dầu mỡ động từ thị trường Trung Quốc, tuy chỉ đạt 12,4 triệu USD, nhưng lại tăng trưởng mạnh, tăng 154,71%.

Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu dầu mỡ động thực vật

11 tháng 2016

                                                                            ĐVT: USD

11 tháng 2016

So sánh cùng kỳ năm 2015

Tổng

601.981.785

-1,0

Malaysia

393.951.150

4,91

Indonesia

129.801.074

68,39

Achentina

13.421.323

-85,32

Trung Quốc

12.422.390

154,71

Chile

11.032.389

20,13

Hoa Kỳ

6.602.063

-2,40

Hàn Quốc

5.527.656

30,69

Thái Lan

4.166.585

-44,72

Australia

3.852.893

35,76

Ấn Độ

1.904.793

-71,84

Singapore

1.761.854

14,89

Thị trường dầu ăn Việt Nam đang hấp dẫn cả doanh nghiệp trong nước lẫn doanh nghiệp ngoài nước gia tưng đầu tư, bởi theo ước tính, doanh thu của thị trường dầu ăn hằng năm ở VN khoảng 30.000 tỉ đồng và tốc độ tăng trưởng còn rất lớn do mức tiêu thụ bình quân vẫn còn thấp.

Theo Bộ Công thương, mức tiêu thụ dầu ăn trên đầu người/năm của VN hiện khoảng 9 - 10 kg, thấp hơn mức WHO khuyến cáo là 13,5 kg/năm. Tuy nhiên dự báo mức tiêu thụ này sẽ tăng lên khoảng 18,5 - 19 kg/người/năm vào năm 2025. Tổng sản lượng sản xuất cả nước năm 2015 đạt 812.000 tấn trong khi lượng tiêu thụ đạt 920.000 tấn. Hiện thị trường có gần 40 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dầu ăn. Trong đó, dầu cọ là sản phẩm dầu thực vật chính chiếm 70% thị phần, dầu nành chiếm 23%, còn các loại dầu thực vật khác chiếm 7%.

Theo Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor, Tường An hiện chiếm 20% thị phần và thua xa mức hơn 40% của Công ty dầu thực vật Cái Lân, dù trước đó vào khoảng năm 2008, thị phần hai công ty này tương đương nhau. Việc sụt giảm thị phần của các thương hiệu trong nước đã dấy lên cuộc chiến tự vệ.

Kết quả điều tra cho thấy trong giai đoạn 2009 - 2011, thị phần của hàng nhập khẩu tăng từ 33% lên 51%, còn thị phần của dầu ăn trong nước giảm từ 37% xuống 22%; giá bán dầu ăn nhập khẩu trong năm 2012 giảm 15% so với giá bán năm 2011... Nếu tình hình này tiếp diễn, ngành sản xuất trong nước sẽ không tránh khỏi việc tiếp tục bị mất thị phần, khiến doanh thu, lợi nhuận của không ít DN giảm và có nguy cơ phải ngừng sản xuất.

Nguyên nhân chính là do giảm thuế nhập khẩu dầu ăn từ các nước ASEAN xuống còn 0% đã tạo điều kiện tăng hàng nhập khẩu. Trong điều kiện ngành sản xuất trong nước còn phát triển chậm thì việc giảm thuế như trên “đã tạo áp lực vượt ngoài sự tính toán của ngành sản xuất trong nước”.

Vì vậy từ giữa năm 2013, VN đã chính thức áp thuế tự vệ đối với dầu thực phẩm nhập khẩu với mức 5% và giảm dần, hiện còn ở mức 2%. Đó là lần đầu tiên VN áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với sản phẩm nhập khẩu nhằm bảo vệ nền sản xuất nội địa.

Theo thông báo của Bộ Công thương, mức thuế tự vệ sẽ chấm dứt vào giữa năm 2017 nếu không được gia hạn thêm. Điều này sẽ khiến các DN Việt lại phải quay về với sự cạnh tranh khốc liệt đã từng xảy ra như trước.

Nguồn: VITIC/vietnambiz.vn

 

 

Nguồn:Vinanet