menu search
Đóng menu
Đóng

Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Ma-lai-xi-a trong 11 tháng đầu năm 2022

08:58 30/12/2022

Nhập siêu từ Ma-lai-xi-a trong 11 tháng đầu năm 2022 lên tới là 3,28 tỷ USD, chiếm tỷ trọng lên tới 63,5% so với kim ngạch xuất khẩu.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 11 tháng đầu 2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ma-lai-xi-a đạt 5,15 tỉ USD tăng tới 30,8% trong khi kim ngạch nhập khẩu là 8,43 tỷ USD, tăng tới 13,7% so với cùng giai đoạn năm 2020. Nhập siêu từ Ma-lai-xi-a trong 11 tháng đầu năm 2022 lên tới là 3,28 tỷ USD, chiếm tỷ trọng lên tới 63,5% so với kim ngạch xuất khẩu.

Các mặt hàng xuất khẩu chính sang Ma-lai-xi-a trong 11 tháng năm 2022

STT

Sản phẩm

Kim ngạch xuất khẩu 11T/2021 (USD)

So với cùng kỳ năm 2020 (%)

Tỷ trọng (%)

1

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

1,104,123,449

59.7

21.4

2

Sắt thép các loại

599,662,455

-3.3

11.6

3

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

513,168,637

65.5

9.9

4

Sản phẩm hóa chất

355,970,793

98.8

6.9

5

Điện thoại các loại và linh kiện

266,365,845

-4.6

5.2

6

Gạo

189,673,054

39.9

3.7

7

Phương tiện vận tải và phụ tùng

189,101,533

32.3

3.7

8

Hàng dệt, may

142,341,109

73.6

2.8

9

Hàng thủy sản

134,263,227

21.9

2.6

10

Gỗ và sản phẩm gỗ

134,074,569

19.8

2.6

11

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

101,956,820

-46.5

2.0

12

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

83,321,777

28.9

1.6

13

Giấy và các sản phẩm từ giấy

72,864,252

-12.3

1.4

14

Cà phê

69,611,129

-10.0

1.3

15

Xăng dầu các loại

41,836,363

-67.4

0.8

 

Các hàng hóa khác

756,645,268

-37.5

14.7

 

Tổng cộng

5,159,464,884

30.8

 

Nguồn: Hải quan Việt Nam

Tuy nhập siêu lớn nhưng dấu hiệu đáng mừng là thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Ma-lai-xi-a đã giảm 5,7% so với cùng kỳ năm 2021 do tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này nhanh hơn so với nhập khẩu. Nhập siêu hàng hóa từ Ma-lai-xi-a tập trung chủ yếu là các mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện, các sản phẩm xăng dầu và máy móc thiệt bị, đây phần lớn là các mặt hàng đầu vào cho các ngành sản xuất và xuất hàng hóa quan trọng của ta, cụ thể mặt hàng lớn nhất là thiết bị điện tử, máy tính và linh kiện là đầu vào cho ngành hàng xuất khẩu trong tỷ trọng lớn thứ hai của Việt Nam. Các sản phẩm xăng dầu là nhiên liệu cho hầu hết các ngành kinh tế khác cho các nhà máy lọc dầu trong nước chưa đáp đủ nhu cầu trong nước. Nhập siêu về các sản phẩm máy móc, thiết bị, phụ tùng là những khoản đầu tư vào sản xuất của các doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, về lâu dài sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu.

Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Ma-lai-xi-a trong 11 tháng năm 2021

STT

Mặt hàng

Kim ngạch NK 11T/2021 (USD)

So với cùng kỳ năm 2020 (%)

Tỷ trọng (%)

1

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

1,994,415,956

11.3

23.6

2

Xăng dầu các loại

1,214,315,534

1.7

14.4

3

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

901,928,255

13.8

10.7

4

Hóa chất

597,602,455

35.6

7.1

5

Kim loại thường khác

482,855,610

-3.7

5.7

6

Dầu mỡ động thực vật

463,925,259

19.0

5.5

7

Chất dẻo nguyên liệu

375,789,724

9.5

4.5

8

Hàng điện gia dụng và linh kiện

309,546,627

11.2

3.7

9

Sản phẩm hóa chất

267,039,471

20.5

3.2

10

Dầu thô

115,777,694

-

1.4

11

Vải các loại

108,856,889

17.3

1.3

12

Giấy các loại

99,045,795

123.4

1.2

13

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

98,839,725

97.7

1.2

14

Sản phẩm từ chất dẻo

90,211,959

9.8

1.1

15

Chế phẩm thực phẩm khác

77,377,526

44.8

0.9

 

Các hàng hóa khác

735,271,066

1.8

8.7

 

Tổng cộng

8,439,335,998

13.7

 

Nguồn: Hải quan Việt Nam

Trong các sản phẩm xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn và đạt kim ngạch trên 500 triệu USD, nhóm mặt hàng máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện và máy móc thiệt bị tăng trưởng rất mạnh (tương ứng 57,7% và 65.5%), duy chỉ có mặt hàng sắt thép các loại giảm tới 3,3% do Ma-lai-xi-a chưa hoàn toàn mở cửa cho các lao động nhập cư tiếp tục triển khai các công trình xây dựng trong khi ngành này luôn lệ thuộc vào lao động nhập cư. Ngoài ra, các sản phẩm có kim ngạch tăng trưởng mạnh bao gồm các sản phẩm hóa chất (tăng gần gấp đôi), hàng dệt may (tăng tới 73,6%), gạo (tăng tới 39,9%), gỗ và các sản phẩm gỗ (tăng 19,8%), thủy sản (tăng 21,9%) . Xuất khẩu gạo gia tăng mạnh là kết quả của việc mở cửa thị trường gạo cho các nhà xuất khẩu Việt Nam sau chuyến thăm cấp cao giữa hai nước. Tuy nhiên, nhiều nhóm mặt hàng xuất khẩu quan trọng có sự sụt giảm đáng lưu lý. Ngoài nhóm mặt hàng sắt thép các loại, các mặt hàng khác đáng lưu ý là điện thoại các loại và linh kiện (giảm 4,6%), thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh (giảm tới 46,5%), giấy và các sản phẩm từ giấy (giảm 12,3%) và cà phê (giảm 10%). Dù không nêu chi tiết trong bảng số liệu nhưng nhiềm nhóm mặt hàng khác cũng có sự suy giảm đang lưu tâm như xơ sợi dệt các loại, kim loại thường và các sản phẩm, đặt biệt là mặt hàng dầu thô hầu như không xuất khẩu được trong năm 2022 sang thị trường Ma-lai-xi-a

Thương Vụ Việt Nam tại Malaysia

Nguồn:vietnamexport.com

Link gốc