menu search
Đóng menu
Đóng

Trung Quốc - thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam

20:49 27/09/2019

Vinanet - Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất và cũng là thị trường nhập khẩu, nhập siêu lớn nhất của Việt Nam, đồng thời là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, sau Mỹ.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong các nước ASEAN, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 và thị trường nhập khẩu lớn thứ 11 của Trung Quốc.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc trong tháng 8/2019 tăng mạnh 26,6% so với tháng 7/2019, đạt 4,11 tỷ USD; tuy nhiên, tính cả 8 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu sang thị trường này vẫn sụt giảm nhẹ 2,1% so với cùng kỳ, đạt 23,89 tỷ USD.
Đứng đầu về kim ngạch là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt trên 5,59 tỷ USD, chiếm 23,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang thị trường này, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước. Nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện đứng thứ 2 về kim ngạch, đạt 3,16 tỷ USD, chiếm 13,2%, giảm 24,6%; tiếp đến hàng rau quả đạt 1,75 tỷ USD, chiếm 7,3%, giảm 12%; xơ, sợi dệt đạt 1,59 tỷ USD, chiếm 6,6%, tăng 8,5%; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện đạt 1,17 tỷ USD, chiếm 4,9%, giảm 14,6%.
Nhìn chung, trong 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu đa số các nhóm hàng sang thị trường Trung Quốc tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018; trong đó tăng mạnh nhất là nhóm sắt thép tăng 635%, đạt 53,78 triệu USD; xuất khẩu cũng tăng mạnh ở một số nhóm hàng như: Chè tăng 76,1%, đạt 18,08 triệu USD; sản phẩm hóa chất tăng 61,7%, đạt 137,96 triệu USD; clinker và xi măng tăng 61,3%, đạt 327,63 triệu USD.
Tuy nhiên, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc sụt giảm mạnh nhất 67,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 173,74 triệu USD; nhóm hàng thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh cũng giảm mạnh 39%, đạt 14,77 triệu USD; giấy và các sản phẩm từ giấy giảm 36,6%, đạt 116,73 triệu USD.
Mặc dù là thị trường tiềm năng và truyền thống của hàng Việt nhưng Trung Quốc đang đưa ra ngày càng nhiều các yêu cầu riêng biệt hoặc siết chặt việc thực thi qui định đã ban hành trước đây khiến nông thủy sản xuất khẩu Việt lâm vào thế khó. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với nhóm hàng nông thủy sản của Việt Nam, chiếm 27% tổng kim ngạch xuất khẩu nông thủy sản của cả nước và chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang thị trường này.
Hiện Trung Quốc còn là thị trường đứng thứ nhất về cao su, rau quả và sắn các loại, đứng thứ 3 về gỗ và các sản phẩm gỗ, đứng thứ 4 về chè, đứng thứ 5 về thủy sản, đứng thứ 9 về cà phê..., đồng thời vẫn đang là thị trường tiềm năng đối với một số mặt hàng nông sản khác.
Việt Nam và Trung Quốc đã tham gia ký kết Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), có hiệu lực từ năm 2010, với mức thuế quan giảm về 0% đối với 8.000 dòng sản phẩm.
Kim ngạch xuất khẩu nông thủy sản sang Trung Quốc tăng trưởng chậm lại. Thực tế, từ giữa năm 2018 đến nay, Trung Quốc đã tăng cường thực hiện qui định về truy xuất nguồn gốc, giám sát kiểm dịch động thực vật và chất lượng hàng hóa nông thủy sản nhập khẩu, điều này đã tác động đến tiến độ xuất khẩu nông thủy sản của ta sang thị trường này. Trung Quốc đang tập trung siết chặt chính ngạch, đòi hỏi sản phẩm chất lượng và truy xuất nguồn gốc, đây cũng là nguyên nhân chính khiến xuất khẩu rau quả chững lại, đó là điều cảnh tỉnh doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu phải đảm bảo nguồn hàng chất lượng.
Mới đây, UBND tỉnh Quảng Ninh thông báo về một số thay đổi trong chính sách biên mậu của Trung Quốc đối với việc nhập khẩu thủy sản; cụ thể, năm 2018, chính quyền thị xã Đông Hưng (Quảng Tây, Trung Quốc) khởi động mô hình logistics blockchain xuyên khu vực, xuyên quốc gia đối với hàng thủy sản. Theo đó, Trung Quốc đã ban hành hàng loạt qui định mới về quản lý nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; qui cách, nội dung thông tin sản phẩm trên tem nhãn; qui cách đóng gói hàng hóa, kiểm dịch; kiểm định chất lượng sản phẩm. Nông sản của Việt Nam chưa được chấp nhận kiểm dịch tại Trung Quốc sẽ không được giao dịch biên mậu, cụ thể là các sản phẩm thủy hải sản (sứa, cá biển... ), nguyên liệu từ bột xương, rong biển và dược liệu. Đáng chú ý, với các sản phẩm thủy, hải sản nhập khẩu vào Trung Quốc, bao bì đóng gói in ấn phải chắc chắn, không bao gồm sản phẩm ướp đá. Trong phần nhãn sản phẩm phải ghi đầy đủ tên thương mại và khoa học, qui cách, ngày sản xuất, số lô, điều kiện bảo quản, phương thức sản xuất, vùng sản xuất, tên và mã số doanh nghiệp chế biến sản xuất phải ghi rõ đích đến là Trung Quốc.
Mới đây nhất, Tổng cục Hải quan Trung Quốc lại tiếp tục ra Thông báo số 70/2019 về qui định quản lí, giám sát việc ghi nhãn bao bì thực phẩm đóng gói sẵn xuất nhập khẩu của Trung Quốc, thời gian bắt đầu áp dụng từ ngày 1/10/2019.

Xuất khẩu sang Trung Quốc 8 tháng đầu năm 2019

ĐVT: USD

Nhóm hàng

Tháng 8/2019

+/- so với tháng 7/2019(%)

8 tháng đầu năm 2019

+/- so với cùng kỳ năm trước (%)

Tổng kim ngạch XK

4.108.349.057

26,55

23.892.947.322

-2,08

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

890.478.611

21,27

5.593.169.639

7,64

Điện thoại các loại và linh kiện

1.078.172.790

98,56

3.163.572.241

-24,6

Hàng rau quả

159.874.330

10,8

1.754.305.107

-12,03

Xơ, sợi dệt các loại

213.996.785

0,59

1.586.329.926

8,51

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

107.602.282

12,2

1.170.653.698

-14,62

Giày dép các loại

195.565.168

27,22

1.149.630.704

18,77

Hàng dệt, may

193.704.960

5,93

1.069.007.241

11,7

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

142.481.422

11,1

961.846.017

-1,12

Cao su

166.122.959

8,22

842.945.125

9,47

Gỗ và sản phẩm gỗ

107.863.579

9,73

744.486.057

1,69

Hàng thủy sản

129.076.974

7,97

720.085.012

12,77

Sắn và các sản phẩm từ sắn

64.789.920

6,85

530.328.561

-3,79

Dầu thô

35.559.042

-39,37

430.369.218

-0,78

Hóa chất

48.681.154

11,73

342.802.394

30,99

Clanhke và xi măng

55.187.431

122,32

327.633.372

61,26

Hạt điều

59.540.436

24,55

327.132.181

34,93

Dây điện và dây cáp điện

68.508.482

81,92

314.066.971

-19,5

Chất dẻo nguyên liệu

36.113.578

-4,29

281.416.111

-11,85

Xăng dầu các loại

35.910.642

4,75

248.644.849

10,24

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

39.625.717

16,38

214.870.409

7,13

Phương tiện vận tải và phụ tùng

28.710.579

6,96

185.823.011

1,47

Gạo

14.290.366

0,8

173.736.318

-67,21

Sản phẩm hóa chất

19.001.222

-38,48

137.958.561

61,71

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

16.711.996

-32,9

133.522.168

-14,41

Kim loại thường khác và sản phẩm

17.996.920

1

131.430.408

49,54

Giấy và các sản phẩm từ giấy

18.972.345

4,89

116.726.142

-36,61

Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù

11.786.330

-4,54

101.889.202

-5,14

Sản phẩm từ chất dẻo

13.683.966

31,14

93.968.587

30,59

Quặng và khoáng sản khác

5.508.113

-39,55

60.345.756

23,62

Sản phẩm từ sắt thép

5.837.623

-55,47

59.868.453

46,44

Cà phê

6.277.947

10,59

58.895.134

-13,62

Sắt thép các loại

15.039.672

625,79

53.782.508

635,04

Sản phẩm từ cao su

7.591.421

11,78

53.533.878

-8,43

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

6.518.768

20,59

46.524.023

-2,65

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

4.646.623

26,95

31.809.561

20,92

Chè

3.287.474

-26,51

18.077.964

76,09

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

825.189

-48,55

14.770.480

-38,99

Sản phẩm gốm, sứ

1.733.177

-53,88

13.008.485

36,4

Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ

1.434.946

-21,12

11.756.469

37,11

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

978.166

-27,69

7.553.956

-8,27

Vải mành, vải kỹ thuật khác

633.029

-15,98

6.964.483

-14,45

Hàng hóa khác

78.026.921

-9,06

607.706.941

 

(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)

Nguồn: VITIC