Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Đức trong tháng 1 năm 2022 đạt 831,5 triệu USD, tăng 7,7% so với tháng trước đó và tăng 26,3% so với cùng kỳ năm trước.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Đức trong tháng 1 năm 2022, đạt 1,38 triệu USD, tăng 14,7% so với tháng trước đó và tăng 31,1% so với tháng 1/2021, chiếm 16,6% tỷ trọng xuất khẩu.
Tiếp theo mặt hàng giày dép các loại đạt 107,7 triệu USD, tăng 9,8% so với tháng trước đó và tăng 5,1% so với tháng 1/2021, chiếm 12,9% tỷ trọng xuất khẩu.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nông sản khả quan của Việt Nam vào thị trường khó tính bậc nhất tại EU này đang cho thấy chất lượng hàng nông sản của Việt Nam đã được nâng cao và đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của phía đối tác nhập khẩu. Với việc tận dụng tốt các cơ hội mà Hiệp định EVFTA mang lại, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Đức dự báo có thể đạt mức tăng trưởng cao hơn nữa trong những năm tiếp theo.
Còn nhiều tiềm năng xuất khẩu nông sản vào Đức Hiệp định EVFTA sẽ dỡ bỏ 99,2% số dòng thuế cho hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Đức sau 7 năm, và cũng xoá bỏ 98,3% số dòng thuế cho các sản phẩm của Đức nhập khẩu vào thị trường Việt Nam sau 10 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. EVFTA cũng bảo hộ chỉ dẫn địa lý tự động cho 39 sản phẩm của Việt Nam và 12 sản phẩm của EU, giúp các sản phẩm này gia tăng giá trị và thương hiệu khi tiếp cận thị trường mỗi bên.
Ngoài ra, Hiệp định cũng bao gồm rất nhiều cam kết khác về hải quan, vệ sinh dịch tễ, rào cản kỹ thuật, phòng vệ thương mại, thương mại điện tử, sở hữu trí tuệ, mua sắm công.... giúp thiết lập nên các tiêu chuẩn và nguyên tắc thuận lợi hóa thương mại, tạo điều kiện dễ dàng cho hàng hóa của Việt Nam và Đức tiếp cận thị trường của nhau.
Số liệu xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Đức tháng 1 năm 2022
(Tính toán số liệu công bố ngày 14/2 của TCHQ)
Nguồn:VITIC