Như vậy, nếu tính chi
tiết, mỗi ngày, người Việt Nam tiêu thụ hơn 800 xe (khoảng 815 xe). Được biết,
đây là số liệu bao gồm các thành viên Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam
(VAMA) và số liệu nhập khẩu xe nguyên chiếc của các đơn vị không phải là thành
viên VAMA.
Theo công bố của VAMA,
doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 24.421 xe, bao gồm 12.916 xe du lịch;
10.325 xe thương mại và 1.180 xe chuyên dụng; doanh số xe du lịch giảm 8%; xe
thương mại tăng 0,1% và xe chuyên dụng giảm 30% so với tháng trước
Sản lượng của xe lắp
ráp trong nước đạt 18.014 xe, giảm 6% so với tháng trước và số lượng xe nhập
khẩu nguyên chiếc là 6.407 xe, giảm 7% so với tháng trước.
Theo nhận định của các
chuyên gia, lượng tiêu thụ ô tô trong tháng 6 giảm nhẹ so với tháng 5 là do
trước thời điểm điều chỉnh thuế (1/7), nhu cầu mua xe bắt đầu chững lại do một
số đại lý không nhận đơn hàng mới, nhất là loại xe dung tích lớn (thuế suất
thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng cho xe có dung tích xi-lanh trên 2.500 cm3 -
3.000 cm3 sẽ tăng từ mức 50% hiện hành lên 55% kể từ ngày 1/7/2016, sau đó tăng
tiếp lên 60% kể từ ngày 1/1/2018…).
Thêm nữa, người muốn
mua loại xe dung tích nhỏ (từ 1.500 cm3 đến 2.000 cm3) cũng chờ khi quy định
giảm thuế có hiệu lực từ 1/7/2016 mới quyết định việc mua bán.
Tính chung 6 tháng đầu
năm, tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường tính đến hết tháng 6/2016 tăng
31% so với cùng kìnăm ngoái.
Trong đó, xe ô tô du
lịch tăng 24%; xe thương mại tăng 40% và xe chuyên dụng tăng 50% so với cùng kì
năm ngoái. Tính đến hết tháng 6/2016, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong
nước tăng 35% trong khi xe nhập khẩu tăng 22% so với cùng kì năm ngoái.
Cũng theo báo cáo của
VAMA, trong tháng 6/2016, vị trí dẫn đầu về tiêu thụ xe hơi tiếp tục thuộc về
Công ty ô tô Trường Hải với 9.246 chiếc. Kế đến là Toyota Việt Nam (3.979
chiếc), Ford Việt Nam (2.369 chiếc).
Nguồn: doanhnghiepvn.vn