menu search
Đóng menu
Đóng

Các mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang Anh giảm so với cùng kỳ

14:15 07/06/2012

Anh là một trong 7 thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu mỗi năm vượt 1 tỷ USD. Trong 6 năm trở lại đây, từ năm 2006-2011, hầu hết các năm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh đều tăng trung bình 17%/năm.
 
 

(VINANET)

Anh là một trong 7 thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu mỗi năm vượt 1 tỷ USD. Trong 6 năm trở lại đây, từ năm 2006-2011, hầu hết các năm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh đều tăng trung bình 17%/năm.

Tiếp tục đà tăng trưởng kim ngạch trong 3 tháng đầu năm 2012, thì nay sang 4 tháng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này tăng 4,56% so với cùng kỳ năm trước, tương đương với 746,5 triệu USD. Tính riêng tháng 4/2012, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Anh giảm nhẹ so với tháng trước đó, giảm 0,49%, đạt kim ngạch 197,4 triệu USD.

Các mặt hàng chính xuất khẩu sang thị trường Anh trong thời gian này là điện thoại cácloaij và linh kiện, giày dép các loại, hàng dệt may, gỗ và sản phẩm, hàng thủy sản, cà phê, tuy nhiên kim ngạch những mặt hàng này xuất khẩu sang Anh trong 4 tháng đầu năm 2012 này lại giảm so với 4 tháng năm 2011. Trong số đó, cà phê là mặt hàng giảm mạnh nhất, giảm 21,27%, tương đương với 31,1 triệu USD; kế đến là gỗ và sản phẩm giảm 5,7% tương đương với 62 triệu USD; dệt may giảm 5,14% và giày dép các loại giảm 3,61%.

Đối với mặt hàng thủy sản, Anh là một trong những nước tiêu thụ tôm chính của Việt Nam. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu tôm sang thị trường Anh lại giảm mạnh, giảm gần 28% so với cùng kỳ, đạt 81,9 triệu USD.

Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang Anh tháng 4, 4 tháng năm 2012

ĐVT: USD

(Nguồn số liệu: TCHQ Việt Nam)

 

KNXK T4/2012

KNXK 4T/2012

KNXK 4T/2011

% +/- KN T4 so T3/2012

% +/- KN so cùng kỳ

Tổng kim ngạch

197.418.776

746.505.420

713.937.676

-0,49

4,56

Điện thoại các loại và linh kiện

59.028.925

196.078.215

 

28,99

 

Giày dép các loại

39.528.822

141.320.870

146.611.415

19,41

-3,61

Hàng dệt, may

26.318.649

115.240.913

121.490.291

-17,43

-5,14

Gỗ và sản phẩm gỗ

14.811.024

62.016.901

65.768.839

-24,14

-5,70

Hàng thuỷ sản

9.626.361

32.809.676

34.708.081

9,25

-5,47

Cà phê

7.968.403

31.100.647

39.502.228

-2,29

-21,27

Sản phẩm từ chất dẻo

6.285.408

23.659.983

19.929.339

-0,17

18,72

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

4.220.410

20.729.893

13.439.682

-20,35

54,24

máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

3.108.841

14.422.483

19.248.260

-42,08

-25,07

Hạt điều

3.775.506

13.675.517

7.795.651

-9,29

75,42

Túi xách, ví, vali, mũ và ôdù

2.952.760

12.930.597

11.070.895

-37,90

16,80

Sản phẩm từ sắt thép

1.799.326

9.672.018

8.340.148

-30,08

15,97

Hạt tiêu

3.080.083

9.296.992

5.710.430

23,30

62,81

Xơ sợi các loại

1.334.871

8.362.278

 

-56,37

 

Sản phẩm gốm, sứ

858.705

4.578.943

4.756.408

-37,32

-3,73

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

1.098.427

2.951.773

2.797.456

22,02

5,52

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

731.258

2.213.606

2.418.176

38,54

-8,46

Cao su

301.694

1.994.251

1.564.491

-35,31

27,47

Phương tiện vân tải và phụ tùng

401.929

1.759.788

55.471.925

-7,46

-96,83

hàng rau quả

250.011

1.339.780

1.885.604

-47,47

-28,95

Giấy và các sản phẩm từ giấy

179.201

1.132.268

271.547

-35,37

316,97

Sản phẩm từ cao su

101.531

890.309

 

-65,05

 

sắt thép các loại

112.312

858.614

3.350.345

196,45

-74,37

Dây điện và dây cáp điện

348.567

838.111

 

93,15

 

Hóa chất

58.147

764.922

3.190.697

 

*

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

151.412

447.697

388.815

70,28

15,14

Doanh nghiệp cần biết: Chiến lược thâm nhập thị trường dệt may Anh quốc       

Anh là một trong những nước có truyền thống sản xuất lâu dài đối với hàng dệt may. Tuy nhiên, giống như nhiều nhà sản xuất châu Âu khác, hiện phần lớn các hoạt động sản xuất dệt may ở Anh đã được chuyển sang các nước có chi phí thấp hơn, đặc biệt là châu Á. Một trong số các nhà bán lẻ hàng đầu hàng dệt may ở Anh là Marks & Spencer đã chuyển 70% nguồn hàng sang các nhà cung cấp nước ngoài. Nhiều nhà bán lẻ khác cũng làm như vậy và đòi hỏi giá thấp hơn với thời gian giao hàng ngắn hơn từ các nhà cung cấp hiện tại.

Thị trường dệt may Anh quốc không chỉ khó tính mà việc thay đổi tư duy khách hàng là điều không dễ dàng. Thâm nhập thị trường này không phải là chuyện đơn giản, nhưng nếu doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có những chiến lược phù hợp, mọi chuyện đều có thể...

Doanh nghiệp cần tăng cường xúc tiến thương mại tại thị trường Anh để khách hàng quen với các sản phẩm dệt may Việt Nam. Doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường bằng cách tham gia các hội chợ chuyên ngành dệt may và tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại để nắm bắt nhu cầu của thị trường, sản xuất theo cái mà họ yêu cầu. Ngoài ra, doanh nghiệp phải có mối quan hệ kinh doanh vững chắc, đầu tư nguồn nhân lực có trình độ hiểu biết về con người cũng như văn hóa của Anh quốc. Tuy nhiên, cái chính để dẫn đến thành công khi đưa sản phẩm vào thị trường Anh vẫn là chất lượng, kỹ thuật và kiểu dáng... Bởi thị trường bán lẻ ở Anh có mức tiêu thụ lớn nhưng người mua cũng rất kỹ tính.

Nhà nhập khẩu Anh quốc thường cố gắng giảm thiểu các chi phí đầu vào của họ bằng cách hạn chế số lượng nhà cung cấp. Họ luôn mong muốn có mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp, cùng phối hợp để đạt được các mục tiêu kinh doanh cả trong và ngoài thị trường Anh, do đó doanh nghiệp xuất khẩu nên xem xét Anh là một địa điểm chiến lược.

Hàng dệt may ở Anh được phân phối qua nhiều kênh đa dạng bao gồm các nhà bán lẻ, những người bán hàng theo thư đặt hàng hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng, các nhà sản xuất... Để tiếp cận thành công bất kỳ một kênh phân phối nào, doanh nghiệp nên có sự hiện diện tại Anh bằng cách mở văn phòng và cử cán bộ tới Anh làm đại diện hoặc thực hiện liên doanh với một công ty Anh quốc...Tiếp theo, doanh nghiệp cần chỉ định một đối tác phân phối tại Anh để xử lý việc nhập khẩu và liên hệ với khách hàng. Đối tác Anh sẽ hiểu cách thể hiện và giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp như thế nào là tốt nhất, cho doanh nghiệp những lời khuyên về việc thay đổi bao gói phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của thị trường...

 Các đối tác phân phối quy mô nhỏ thường chuyên vào một hoặc một số lĩnh vực sản phẩm cụ thể và phục vụ khách hàng theo khu vực hoặc chỉ cung cấp cho một số nhà bán lẻ nhất định. Doanh nghiệp xuất khẩu có thể cần hơn một đối tác phân phối người Anh để thâm nhập toàn bộ thị trường.

 Doanh nghiệp nên chú ý: số lượng các nhà phân phối có kinh nghiệm là hạn chế, và điều quan trọng là kiểm tra những xung đột về lợi ích. Doanh nghiệp có thể cần làm việc với một đối tác phân phối quy mô nhỏ hoặc ít kinh nghiệm hơn với một dự án dài hạn và từ từ xây dựng việc kinh doanh.

 Hầu hết các nhà phân phối người Anh sẽ làm việc trên cơ sở hưởng lợi nhuận từ 20-30%. Các nhà bán lẻ, theo quy luật chung, sẽ nhân giá hàng lên 250%. Mức lợi nhuận sẽ phụ thuộc vào loại và giá trị của sản phẩm cùng với lượng bán hàng dự kiến.

 Doanh nghiệp có thể xem xét quảng cáo trên phương tiện thông tin như Drapers Record  (www.emap.co.uk), Textile Month (www.textilemonth.com), World Textile Publications (www.world-textile.net) nếu có điều kiện. Chi phí quảng cáo 1 trang trên tạp chí The Daily Telegraph ở mức từ 54.000 - 76.000 USD. Có những phương tiện thông tin đại chúng ít tốn kém hơn, nhưng chi phí cũng vẫn rất cao.

Hãy nghĩ cẩn thận về khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp trước khi giới thiệu sản phẩm tới người mua hàng ở Anh. Nghiên cứu thị trường và các đối thủ cạnh tranh kỹ trước khi liên hệ với khách hàng và có lời khuyên từ nhà phân phối ở Anh. Doanh nghiệp sẽ cần đến thăm càng nhiều cửa hàng càng tốt để hiểu biết về khách hàng và xem xét liệu sản phẩm của doanh nghiệp có phù hợp với nhu cầu và mong đợi của khách hàng hay không.

Khi đưa sản phẩm cho một nhà bán lẻ ở Anh, hoặc trực tiếp hoặc thông qua một nhà phân phối ở Anh, doanh nghiệp sẽ cần xem xét các yếu tố gồm: sự phù hợp của sản phẩm với thị trường, người mua hàng mục tiêu, doanh số dự kiến, giá bán lẻ, lợi nhuận mà nhà bán lẻ và phân phối mong đợi, phương thức quảng bá sản phẩm, khả năng sẵn sàng thay thế sản phẩm để phù hợp với nhà bán lẻ, khả năng thỏa thuận độc quyền phân phối với nhà bán lẻ...

Các nhà phân phối ở Anh thích có tờ gấp giới thiệu sản phẩm và mẫu sản phẩm hơn là chỉ dựa vào website để lấy thông tin. Nếu doanh nghiệp chào hàng cho Anh quốc và châu Âu qua Internet, doanh nghiệp sẽ cần tuân thủ các luật của Anh và châu Âu. Hầu hết các nhà bán lẻ lớn ở Anh đã kết hợp Internet vào chiến lược kinh doanh của họ. Họ thường có website với định dạng một tờ gấp giới thiệu sản phẩm. Một số nhà bán lẻ đã bổ sung phương tiện bán hàng trực tuyến có tính tương tác cho khách hàng, nhưng kinh doanh B2B không phát triển tốt.

Internet được sử dụng phổ biến ở Anh, nhưng tờ gấp giới thiệu sản phẩm và mẫu sản phẩm trong tay người mua có xu hướng tạo tác động nhanh hơn. Tờ gấp giới thiệu sản phẩm không cần phải được đầu tư quá tốn kém nhưng nên có những thông tin về giá trị của doanh nghiệp, các thông tin kỹ thuật, chi tiết về sản phẩm, những lợi ích của sản phẩm đối với khách hàng... Thông tin giá cả cần phải được cung cấp riêng biệt. Giá cả nên chào bằng đồng bảng Anh nếu có thể, hoặc bằng đồng đô la Mỹ.

Nguồn:Vinanet