menu search
Đóng menu
Đóng

Đánh giá tình hình xuất khẩu nông, lâm và thủy sản 10 tháng đầu năm

09:54 01/11/2012
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 10 ước đạt 2,25 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 10 tháng đầu năm 2012 ước đạt 22,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 10 ước đạt 2,25 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 10 tháng đầu năm 2012 ước đạt 22,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính 10 tháng đầu năm ước đạt 12,2 tỷ USD, tăng 7,7%; thuỷ sản ước đạt 5 tỷ USD, tăng 1,7%; lâm sản chính ước đạt gần 4 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông lâm sản chính 10 tháng đầu năm có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm trước, ngoại trừ mặt hàng gạo và cao su.

Kết quả cụ thể một số mặt hàng chủ yếu như sau:

Gạo: Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 10 ước đạt 681 ngàn tấn với trị giá 323 triệu

USD. Như vậy, lượng gạo xuất khẩu 10 tháng đầu năm dự kiến đạt 6,9 triệu tấn với giá trị 3,14 tỷ USD, tăng 8,3% về lượng nhưng giảm 8,7% về giá trị so cùng kỳ năm trước. Giá gạo tiếp tục có xu hướng giảm so với đầu năm. Giá XK bình quân 9 tháng đầu năm đạt 452 USD/tấn, giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường xuất khẩu gạo năm nay có nhiều thay đổi. Trong đó, thị trường Trung Quốc tăng mạnh, gấp 6 lần về lượng và 5 lần về giá trị so với cùng kỳ năm trước và trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm nay. Trong khi đó, nhiều thị trường lớn khác lại sụt giảm cả về lượng và giá trị như Philippin, Inđônêsia, và Singapore. 

Cà phê: Tháng 10 xuất khẩu cà phê ước đạt 79 ngàn tấn, với giá trị đạt 177 triệu

USD nâng khối lượng cà phê xuất khẩu 10 tháng đầu năm ở mức 1,41 triệu tấn với giá trị 3,02 tỷ USD, tăng 37,7% về lượng và 32,7% về giá trị so cùng kỳ năm trước. Giá cà phê xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu năm đạt 2.126 USD/tấn, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm trước. Hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ (chiếm tỷ trọng giá trị 12,11% thị phần) và Đức (12,09%) và đều tăng trưởng khá cả về lượng và giá trị. Đáng chú ý nhất là thị trường Inđônêxia tăng trưởng đột biến với mức tăng gấp 9,4 lần về lượng và 8,8 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2011. Tuy nhiên, trong 10 tháng đầu năm 2012, thị trường Bỉ-thị trường lớn nhất của Việt Nam trong năm 2011 có sự sụt giảm mạnh cả về lượng và giá trị (chỉ bằng 50% so với cùng kỳ năm trước). Xuất khẩu cà phê trong 11những tháng tới có thể giảm do hạn chế nguồn cung và sẽ tăng mạnh khi vụ thu hoạch bắt đầu vào những tháng cuối năm. 

Cao su: Ước xuất khẩu cao su tháng 10 đạt 93 ngàn tấn, giá trị đạt 259 triệu USD, đưa lượng cao su xuất khẩu 10 tháng đầu năm lên 811 ngàn tấn, thu về 2,3 tỉ USD, tăng 37% về lượng nhưng giảm 8,7% về giá trị. Giá XK trung bình 9 tháng đầu năm đạt 2.848 USD/tấn, giảm 34% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù tình hình tiêu thụ cao su vẫn khá tốt: lượng cao su xuất khẩu tăng  ở nhiều thị trường lớn như Trung Quốc (tăng 9%), Malaixia (gấp 3,4 lần), Đài Loan (tăng 26,4%), và Ấn Độ (gấp 4,46 lần) nhưng do giá giảm liên tục từ đầu năm đến nay nên giá trị xuất khẩu cao su giảm so với cùng kỳ năm 2011. 

Chè: Xuất khẩu chè tháng 10 ước đạt 14 ngàn tấn, với giá trị đạt 21 triệu USD. Lượng chè xuất khẩu 10 tháng đầu năm ước đạt 110 ngàn tấn, với kim ngạch 182 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 9% về lượng và 8,8% về giá trị. Giá bình quân 9 tháng  đạt 1.515 USD/tấn, giảm 1% so với mức giá xuất khẩu của năm 2011 là 1.530 USD/tấn. Tình hình tiêu thụ chè khá khả quan, Pakixtan tiếp tục giữ vị trí thứ nhất với 20,59% thị phần. Sự tăng trưởng được thấy ở hầu hết các thị trường lớn ngoại trừ Nga và Đức. Khối lượng chè xuất khẩu những tháng còn lại có thể vẫn chỉ ở mức hiện tại hoặc có xu hướng giảm nhẹ.

Hạt điều: Ước tháng 10, xuất khẩu đạt 20 ngàn tấn với kim ngạch 135 triệu USD. Lượng  điều xuất khẩu 10 tháng  ước  đạt 181 ngàn tấn, kim ngạch 1,224 tỷ USD, tăng 25,8% về lượng và 2,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2011. Việt Nam tiếp tục giữ vững là nước xuất khẩu hạt điều nhân đứng thứ 1 thế giới. Giá hạt điều XK bình quân 9 tháng đạt 6.774 USD/tấn, giảm 18,2% so với cùng kỳ năm trước. Tất cả các thị trường tiêu thụ lớn  đều có sự  tăng trưởng khá mạnh về  lượng và giá trị trừ Hà Lan, giảm gần 8% về lượng và 15% về giá trị. Các thị trường tiêu thụ hạt điều lớn của Việt Nam vẫn là Hoa Kỳ (chiếm tỷ trọng giá trị 28,21%), Trung Quốc (17,58%), và Hà Lan (12,09%). Xuất khẩu những tháng còn lại của năm có xu hướng giảm nhẹ do nguồn cung hạn chế. 

Tiêu: Ước tháng 10 xuất khẩu 6 ngàn tấn, kim ngạch đạt 45 triệu USD. Khối lượng tiêu xuất khẩu 10 tháng dự kiến  đạt 99 ngàn tấn với kim ngạch 682 triệu USD, giảm 14,4% về lượng nhưng tăng 1,2% về giá trị so cùng kỳ năm trước. Giá tiêu XK bình quân 9 tháng đạt 6.829 USD/tấn, tăng 18% so với năm trước. Các thị trường nhập khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam vẫn là Hoa Kỳ (chiếm 14,28% thị phần), Đức (10,67%) và Các TVQ Ả Rập Thống Nhất (9%). Do nguồn cung trong nước hạn chế nên xuất khẩu tiêu những tháng cuối năm sẽ giảm mạnh so với những tháng đầu năm.

Gỗ và sản phẩm gỗ: Ước kim ngạch XK gỗ và các sản phẩm gỗ trong tháng 10 đạt

418 triệu USD, đưa kim ngạch XK 10 tháng đầu năm đạt gần 3,8 tỷ USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước. Hầu hết các thị trường tiêu thụ lớn đều tăng trưởng mạnh, Hoa Kỳ tăng 28,76%, Trung Quốc tăng 7,2%, và Nhật Bản tăng 19,73% so với cùng kỳ năm 2011. Trong những tháng cuối năm xuất khẩu gỗ có thể tăng do nhu cầu của thị trường thế giới. 12

Thuỷ sản: Ước giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 10 đạt 564 triệu USD,

nâng tổng giá trị xuất khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm lên 5,04 tỷ USD, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2011. Hoa Kỳ vẫn duy trì được vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 19,78% thị phần, tiếp theo là Nhật Bản (17,53% thị phần) và Hàn Quốc (8,17%). Xuất khẩu mặt hàng này thường có xu hướng tăng trong những tháng tới do nhu cầu tăng từ các nước nhập khẩu.

Sắn và các sản phẩm từ sắn: Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 10 đạt 213 ngàn tấn, giá trị đạt 80 triệu USD đưa lượng xuất khẩu 10 tháng đầu năm đạt 3.652 ngàn tấn, kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt 1,13 tỷ USD, tăng 58,5% về lượng và 38% về giá trị so cùng kỳ năm 2011. Hầu hết các thị trường tiêu thụ lớn đều tăng trưởng

mạnh, Trung Quốc tăng 56,3% về lượng, 33,6% về giá trị; Hàn Quốc tăng gấp 4,3 lần về lượng và 3,7 lần về giá trị; Đài Loan tăng 96% về lượng và 68% về giá trị; Phillipin tăng gấp 3 lần về lượng và 3,6 lần về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng thị trường Nga có sự sụt giảm mạnh cả về lượng và giá trị, 10 tháng đầu năm 2012 xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang thị trường này chỉ bằng 28% về lượng và 22% về giá trị so với 10 tháng đầu năm 2011. Xuất khẩu những tháng còn lại của năm có xu hướng giảm do nguồn cung hạn chế.  

 

Nguồn:Tin tham khảo