menu search
Đóng menu
Đóng

Đến năm 2015, kim ngạch thương mại Việt Nam – Hàn Quốc lên 20 tỷ USD

09:48 09/05/2012

Theo số liệu thống kê từ TCHQ, tháng 3/2012 Việt Nam đã xuất khẩu 468,4 triệu USD hàng hóa sang Hàn Quốc, tăng 20,78% so với tháng liền kề trước đó, nâng kim ngạch xuất khẩu quí I/2012 của Việt Nam sang thị trường này lên 1,2 tỷ USD, tăng 1,94% so với cùng kỳ năm 2011.
 
 

(VINANET) -  Theo số liệu thống kê từ TCHQ, tháng 3/2012 Việt Nam đã xuất khẩu 468,4 triệu USD hàng hóa sang Hàn Quốc, tăng 20,78% so với tháng liền kề trước đó, nâng kim ngạch xuất khẩu quí I/2012 của Việt Nam sang thị trường này lên 1,2 tỷ USD, tăng 1,94% so với cùng kỳ năm 2011.

Các mặt hàng chính xuất khẩu sang Hàn Quốc trong quí I năm nay là hàng dệt may, phương tiện vận tải và phụ tùng, hàng thủy sản, dầu thô, xơ sợi các loại… trong đó hàng dệt may có kim ngạch đạt cao nhất với 269,6 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 3/2012, xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hàn Quốc chỉ tăng nhẹ so với tháng 2/2012, tăng 0,53%.

Năm nay, xuất khẩu hàng dệt may sang Hàn Quốc dự kiến sẽ vượt ngưỡng 1 tỉ USD, đưa nước này trở thành thị trường trọng điểm lớn thứ 4 của dệt may Việt Nam, sau Mỹ, EU, Nhật Bản.

Tham khảo giá xuất khẩu một số chủng loại hàng dệt may xuất khẩu sang Hàn Quốc trong quí I/2012

Chủng loại

ĐVT

Đơn giá (USD)

Cảng, cửa khẩu

PTTT

áo sơ mi nam;MITNSOM3351(95;100;105;110)

cái

9,21

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

FOB

áo jacket nữ (1 lớp)

chiếc

40,61

Cảng Hải Phòng

FOB

áo jacket nam 1 lớp

chiếc

35,03

Cảng Hải Phòng

FOB

áo vest nữ 1 lớp

chiếc

25,41

Cảng Hải Phòng

FOB

Quần dài nam ( 01 lớp ) Cỡ (78.82.86.90.96 )

chiếc

17,54

Cảng Hải Phòng

FOB

Quần Jean nam

chiếc

16,22

Cảng Hải Phòng

FOB

áo gi-lê nữ ( 01 lớp ) Cỡ ( S.M.L.XL)

chiếc

14,96

Cảng Hải Phòng

FOB

Váy nữ 2 lớp

chiếc

14,92

Cảng Hải Phòng

FOB

áo thun nữ t-shirt-CLM-TSMTA0

cái

7,57

ICD III -Transimex (Cang SG khu vuc IV)

FOB

áo Thun Nữ (Size: S) - Tommy -1M87616175

cái

15,88

ICD Tây Nam (Cảng Saigon KV IV)

FOB

áo thun nam ( Size S) - Club Monaco - MH : 02500980; 02500999

cái

7,48

ICD Tây Nam (Cảng Saigon KV IV)

FOB

áo Jacket nữ (02 lớp) cỡ: S, M, L, XL

chiếc

70,52

Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội)

FOB

Quần dài nữ ( 100% polyester )

chiếc

17,68

Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội)

FOB

áo Vest nam

cái

13,89

Sân bay Tân Sơn Nhất (Hồ Chí Minh)

FOB

áo jacket nam có mũ ( 1 lớp)

chiếc

38,97

Cảng Hải Phòng

FOB

áo gi-lê nữ |( 01 lớp ) Cỡ ( S.M.L.XL)

chiếc

14,62

Cảng Hải Phòng

FOB

áo gi-lê nam ( 01 lớp ) Cỡ ( M.L.XL.XXL )

chiếc

14,45

Cảng Hải Phòng

FOB

áo Jacket nữ (01 lớp) Cỡ: XS, S, M, L

chiếc

39,36

Cảng Hải Phòng

FOB

áo vest nữ 1 lớp

chiếc

18,41

Cảng Hải Phòng

FOB

AC1203234-áo thun nữ (Chất liệu sợi nhân tạo)

cái

9,60

Cảng Vict

FOB

Quần dài nữ TE-PAE2251-A0

cái

17,90

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

FOB

Quần Jean Nam

chiếc

17,94

Cảng Hải Phòng

FOB

Quần short nữ (size: từ 24 đến 32)

chiếc

8,64

ICD III -Transimex (Cang SG khu vuc IV)

FOB

Quần soóc nam 1 lớp

chiếc

13,16

Cảng Hải Phòng

FOB

Quần thun nam (0522134020)-size M

cái

5,75

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

FOB

Quấn dài nam - DMM12317(vải chính: 88% nylon, 12% polyurethane)

chiếc

18,13

Cảng Hải Phòng

FOB

Đứng thứ hai sau mặt hàng dệt may là phương tiện vận tải và phụ tùng, tuy kim ngạch chỉ đạt 187,8 USD trong 3 tháng đầu năm nay nhưng lại có sự tăng trưởng vượt bậc so với các mặt hàng khác, tăng 1297,78% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, mặt hàng quặng và khoáng sản, kim ngạch xuất khẩu trong tháng chỉ đạt 654,2 nghìn USD, tăng 214,5% so với tháng 2/2012, nâng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này 3 tháng đầu năm lên trên 1 triệu USD, nhưng lại có sự tăng trưởng cao nhất, tăng 2654,14% so với 3 tháng năm 2011.

Đứng thứ ba trong bảng xếp hạng về kim ngạch là mặt hàng thủy sản với kim ngạch đạt trong tháng là 47,2 triệu USD, tăng 63,66% so với tháng 2/2012, nâng kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản sang thị trường Hàn Quốc 3 tháng đầu năm lên 109,2 triệu USD, tăng 23,87% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Hàn Quốc đang là một trong 5 quốc gia nhập khẩu thủy sản nhiều nhất từ Việt Nam.

Mặt hàng tôm chiếm 33% trong tổng giá trị thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vào Hàn Quốc. Hiện, Hàn Quốc chiếm khoảng 7,8% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam với ba nhóm sản phẩm chính là nhuyễn thể chân đầu, tôm và cá các loại. Trong đó, nhuyễn thể chân đầu chiếm 35,5% giá trị, tôm chiếm 33% và cá các loại chiếm 29%.

Tuy nhiên, tại thời điểm này, khi nguồn nguyên liệu mực, bạch tuộc khan hiếm, giá tăng chóng mặt khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nhuyễn thể chân đầu gặp khó khăn. Để “cứu” tình trạng khan hiếm nguyên liệu, ngành thủy sản tại một số địa phương như Đà Nẵng, Bình Thuận, Kiên Giang… đang đánh giá, tái tạo lại vùng nuôi, khoanh vùng, hạn chế hoặc cấm ngư dân khai thác trong các tháng mực sinh sản, quy định các trang thiết bị đánh bắt trong mùa sinh sản.

Để chiếm lĩnh thị trường vốn tiềm năng song cũng không ít khó khăn này, các chuyên gia ngành thủy sản cũng khuyến cáo, các doanh nghiệp cần tìm hiểu, nắm bắt rõ nhu cầu của thị trường Hàn Quốc; đặc biệt, cần nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng tính cạnh tranh.

VASEP sẽ cùng hợp tác với Hiệp hội Thương mại Thủy sản Hàn Quốc (KFTA) để thỏa thuận trao đổi thông tin, mở rộng thị trường, tìm hiểu nhu cầu sản phẩm mới tại thị trường Hàn Quốc. Về vấn đề thương mại thủy sản, hai bên thống nhất sẽ thông báo cho nhau khi phát hiện ra sản phẩm sai lỗi, chất lượng kém hoặc công ty làm ăn không trung thực.

Hiện nay, trước nhiều rào cản mới được dựng lên ở các thị trường lớn, nhiều công ty xuất khẩu tôm của Việt Nam đã tính đến việc đẩy mạnh xuất khẩu sang Hàn Quốc. Quan hệ thương mại giữa hai nước ngày càng được cải thiện, yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng “thoáng” hơn so với thị trường Nhật Bản và Mỹ, cùng với nhu cầu tiêu thụ ổn định là những yếu tố cơ bản hậu thuẫn cho xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này.

Xuất khẩu sang Hàn Quốc 3 tháng 2012

ĐVT: USD

Mặt hàng

KNXK T3/2012

KNXK 3T/2012

KNXK 3T/2011

% +/- KN T3 so T2/2012

%+/- KN so cùng kỳ

Tổng kim ngạch

468.437.549

1.232.671.950

1.209.182.732

20,78

1,94

hàng dệt, may

95.843.342

269.635.854

185.954.204

0,53

45,00

phương tiện vận tải và phụ tùng

43.864.738

187.859.545

13.439.864

6,85

1297,78

Hàng thủy sản

47.291.933

109.271.676

88.213.359

63,66

23,87

dầu thô

60.000.000

60.000.000

382.665.524

*

-84,32

xơ, sợi các loại

20.085.811

57.262.839

 

-11,92

*

gỗ và sản phẩm gỗ

24.543.767

55.564.437

49.856.501

130,74

11,45

máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng khác

20.917.341

51.768.945

24.791.766

18,39

108,82

giày dép các loại

16.042.134

46.732.473

32.971.682

-14,59

41,74

than đá

5.018.853

32.317.921

41.400.588

-69,52

-21,94

máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

13.693.827

30.662.897

24.466.122

51,25

25,33

Cao su

8.335.132

26.265.097

34.078.340

-26,54

-22,93

Điện thoại các loại và linh kiện

8.847.855

21.746.615

 

33,48

*

xăng dầu các loại

1.122.450

16.492.748

11.877.854

-85,00

38,85

sắn và các sản phẩm từ sắn

6.446.110

15.504.900

4.575.372

-11,34

238,88

túi xách, ví, vali, mũ và ô dù

4.160.210

15.231.446

10.232.645

-9,29

48,85

cà phê

3.583.894

14.598.625

17.918.597

-23,03

-18,53

Kim loại thường khác và sản phẩm

4.233.034

12.961.151

 

-30,62

*

sản phẩm từ sắt thép

4.906.889

12.780.339

10.247.034

17,44

24,72

sắt thép các loại

4.753.062

9.997.633

21.215.238

32,17

-52,88

sản phẩm từ chất dẻo

2.884.961

7.300.807

5.652.032

5,96

29,17

dây điện và dây cáp điện

2.131.677

6.420.720

11.640.366

-34,42

-44,84

sản phẩm hóa chất

1.095.224

5.786.904

5.112.646

188,46

13,19

sản phẩm từ cao su

1.793.676

4.941.779

3.273.293

-16,23

50,97

hạt tiêu

2.789.019

4.815.366

2.855.091

221,20

68,66

bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

1.620.376

4.726.864

5.399.733

2,70

-12,46

hàng rau quả

1.937.281

3.718.658

3.582.098

51,44

3,81

hóa chất

138.320

3.622.697

 

-95,98

*

sản phẩm gốm, sứ

1.227.715

3.133.119

2.321.815

62,18

34,94

giấy và các sản phẩm từ giấy

1.085.321

2.786.511

 

0,44

*

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

599.004

1.342.731

3.464.140

36,30

-61,24

sản phẩm mây, tre, cói và thảm

520.614

1.136.957

1.165.513

152,39

-2,45

đá quý, kim loại quý và sản phẩm

520.388

1.069.657

810.795

67,92

31,93

quặng và khoáng sản khác

654.200

1.012.200

36.752

214,52

2.654,14

chất dẻo nguyên liệu

348.009

724.186

1.385.633

50,03

-47,74

Ngoài xuất khẩu, Việt Nam còn nhập khẩu 3,3 tỷ USD hàng hóa từ thị trường Hàn Quốc, tăng 17,7% so với 3 tháng đầu năm 2011.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng; sắt thép các loại; Vải các loại; Chất dẻo nguyên liệu… là những mặt hàng chính được nhập khẩu trong thời gian này. Trong đó, mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu cao nhất, 585,1 triệu USD, tăng 67,6% so với 3 tháng năm 2011.

Trong chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Đoàn đại biểu cấp cao từ 28-29/3/2012 vừa qua, hai bên đánh giá cao ý nghĩa và kết quả chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nhất trí cho rằng chuyến thăm là hoạt động chính trị quan trọng mở đầu “Năm hữu nghị Việt Nam-Hàn Quốc” nhân kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, góp phần tích cực thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước không ngừng phát triển.

Hai bên vui mừng trước những tiến triển gần đây trong hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước và khẳng định lại quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương lên mức 20 tỷ USD trước năm 2015 và hướng tới mục tiêu 30 tỷ USD vào thời gian tới. Hai bên nhất trí tiếp tục hợp tác vì sự cân bằng và mở rộng quan hệ thương mại song phương. Nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế cùng có lợi, hai bên sẽ tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương Việt Nam-Hàn Quốc sau khi hoàn tất các thủ tục nội bộ cần thiết ở hai nước. Cùng với đó, phía Hàn Quốc nhất trí sẽ xem xét nghiêm túc những đề nghị của Việt Nam về việc tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc cũng như giúp Việt Nam trong việc phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ phù hợp với kế hoạch phát triển của Việt Nam.

Nguồn:Vinanet