menu search
Đóng menu
Đóng

Doanh nghiệp may xuất khẩu: Trước cuộc khủng hoảng tài chính thế giới

12:29 15/10/2008
Khủng hoảng tài chính thế giới khiến việc tiêu thụ hàng hóa bị sụt giảm. Hợp đồng gia công đang thực hiện giữa chừng, bỗng chốc đối tác cắt giảm số lượng đặt hàng. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu khẩu lĩnh vực này lỗ nặng, có nơi phá sản vì đơn hàng chập chờn. Trước những lý do khách hàng đưa ra, Doanh nghiệp không thể làm căng quá vì như vậy rất dễ mất bạn hàng.

Giám đốc công ty chuyên làm hàng may mặc xuất khẩu ở Bình Dương, cho biết, tháng trước, công ty ông đã ký được hợp đồng với 3 khách hàng ở Anh, Mỹ và Canada nhận gia công khoảng 130.000 quần tây nữ và 50.000 áo jacket. Đơn hàng hoàn tất một nửa thì bất ngờ, 2 trong số 3 đối tác đề nghị thương lượng công ty giảm 30%-40% số lượng đã đặt. Doanh nghiệp lỗ nặng vì trước đó đã ký hợp đồng giao hàng FOB - doanh nghiệp tự bỏ tiền túi mua nguyên vật liệu để gia công thành phẩm. Chưa hết, việc phải giải quyết cho hàng chục công nhân nghỉ việc hưởng 70% lương càng làm cho chi phí trở thành gánh nặng đè bẹp công ty.

Khủng hoảng tài chính thế giới khiến việc tiêu thụ hàng hóa bị sụt giảm. Trước những lý do khách hàng đưa ra, không thể làm căng quá vì như vậy rất dễ mất bạn hàng. Trong thời điểm hiện nay, không chỉ mình mà rất nhiều doanh nghiệp cũng lâm vào tình trạng này. Một số doanh nghiệp khác thì không tìm được đơn hàng hoặc nếu có cũng chỉ là nhỏ lẻ.

Chủ yếu hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành may mặc hiện nay là sản xuất cầm chừng để duy trì hoạt động, giữ chân khách hàng. Lợi nhuận thu về trong những tháng gần đây chỉ đủ trang trải chi phí sản xuất, trả lương nhân công nhân. Nhưng với tình hình hiện nay, mục đích này xem ra rất khó thực hiện. Hợp đồng đơn hàng lắt nhắt, sản lượng quá ít ỏi không đủ bù vào chi phí sản xuất.

Bên cạnh đó, các hệ lụy khác tiếp nối theo đã khiến doanh nghiệp càng thêm điêu đứng. Nguồn hàng không ổn định khiến một số doanh nghiệp đứng trước cảnh công nhân nghỉ việc hàng loạt, nhà máy bỏ không.

Hoạt động sản xuất của công ty đã bị tác động mạnh khi tình hình tiêu thụ tại thị trường các nước nhập khẩu giảm mạnh. Đơn hàng liên tục bị cắt giảm, hoạt động của công ty luôn đặt ở thế bị động.

Khó khăn nhất là doanh nghiệp mới thành lập nhưng được đầu tư quy mô lớn, số lượng nhân công nhiều. Mục đích đặt ra của các doanh nghiệp này trong thời gian đầu hoạt động là hòa vốn. Do lợi nhuận chưa có, cộng một thời gian dài chịu tác động của vấn đề lãi suất, lạm phát, vì vậy, nếu tình trạng đơn hàng bấp bênh kéo dài, doanh nghiệp khó mà gắng gượng nổi.

Không ít doanh nghiệp may mặc xuất khẩu trong thời điểm này đã đột ngột chuyển hướng sang làm hàng tiêu thụ trong nước. Để duy trì hoạt động cho công nhân có việc làm, công ty đi lùng mua các kho vải tồn của các doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng về gia công đem bán các sạp chợ, các shop quần áo thời trang. Tuy nhiên, tình hình không cải thiện được bao nhiêu vì sức tiêu thụ hàng may mặc thị trường trong nước hiện nay cũng rất ảm đạm.

Mọi năm, đầu tháng 11 các doanh nghiệp lĩnh vực may mặc xuất khẩu bắt đầu vào mùa cao điểm với những đơn hàng dồn dập. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay rất khó hứa hẹn một mùa bội thu mang lại nhiều lợi nhuận.

(VNE)

Nguồn:Vinanet