(Vinanet) Indonesia là nước lớn trong khu vực Đông Nam Á. Việt Nam thuộc nhóm 14 nước “đối tác toàn diện” và “đối tác chiến lược” mà Indonesia ưu tiên phát triển quan hệ. Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Indonesia cũng gia tăng qua các năm. Năm 2012 đạt 2248 triệu USD, cao gấp 6,5 lần năm 2000 và cao gấp 3,2 lần năm 2005 (bình quân 1 năm tăng 18%).
Trong 5 tháng đầu năm 2013, nhập khẩu của Việt Nam từ Indonesia đạt 894,81 triệu USD, chỉ tăng 1,64%; trong đó riêng tháng 5 đạt 206,5 triệu USD, tăng 23,06% so với tháng 5 năm ngoái.
Những mặt hàng chủ yếu Việt Nam nhập khẩu từ Indonesia trong 5 tháng đầu năm 2013 là giấy và sản phẩm từ giấy 101 triệu USD (chiếm 11,29% tổng kim ngạch); máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng 54,89 triệu USD (chiếm 6,13%); hoá chất 52,74 triệu USD (chiếm 5,89%); dầu mỡ động thực vật trên 51,28 triệu USD (chiếm 5,73%); sản phẩm từ kim loại thường 46,02 triệu USD (chiếm 5,14%); máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 43,41 triệu USD (chiếm 4,85%); thức ăn gia súc trên 33,4 triệu USD, chất dẻo nguyên liệu trên 30,4 triệu USD, linh kiện phụ tùng ôtô trên 30 triệu USD, linh kiện phụ tùng xe máy gần 30 triệu USD, kim loại thường khác trên 27 triệu USD, xơ sợi trên 25 triệu USD, nguyên phụ liệu dệt may, giày dép gần 21 triệu USD, bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc gần 20 triệu USD, sản phẩm hoá chất gần 20 triệu USD, sản phẩm từ chất dẻo trên 16 triệu USD, hàng điện gia dụng trên 11,3 triệu USD.
Những nhóm hàng chủ yếu nhập khẩu từ Indonesia 5 tháng đầu năm 2013
|
|
|
% tăng, giảm KN T5/2013 so với T5/2012
|
% tăng, giảm KN 5T/2013 so với cùng kỳ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Sản phẩm từ kim loại thường khác
|
|
|
|
|
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
|
|
|
|
|
Thức ăn gia súc và nguyên liệu
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Linh kiện phụ tùng xe máy
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nguyên phụ liệu dệt may da giày
|
|
|
|
|
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hàng điện gia dụng và linh kiện
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu
|
|
|
|
|
Ô tô nguyên chiếc các loại
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trong quan hệ buôn bán với Indonesia, Việt Nam đã chuyển từ vị thế nhập siêu trong các năm từ 2010 trở về trước (năm 2008 là 978 triệu USD, năm 2009 là 699 triệu USD, năm 2010 là 476 triệu USD), nhưng nhập siêu đã giảm dần và đã chuyển sang vị thế xuất siêu nhẹ từ năm 2011 đến nay (năm 2011 đạt 111 triệu USD, năm 2012 đạt 110 triệu USD, 5 tháng 2013 là 36 triệu USD).
Xuất khẩu của Việt Nam sang Indonesia liên tục tăng lên qua các năm. Indonesia đã nằm trong “câu lạc bộ” các thị trường đạt kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam trên 1 tỷ USD từ năm 2010. Năm 2012, Indonesia đứng thứ 14 trong các nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu của Việt Nam. Năm 2012 đạt 2358 triệu USD, cao gấp 9,5 lần năm 2000, cao gấp 5 lần năm 2005 (bình quân 1 năm tăng 25,9%- cao hơn tốc độ tăng chung và cao hơn nhiều nước). Trong 5 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt 931 triệu USD, đứng thứ 16 trong các nước và vùng lãnh thổ, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Thứ hạng và tốc độ tăng thấp chủ yếu do xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Indonesia bị giảm sút mạnh. Các mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu nhiều sang Indonesia là điện thoại các loại và linh kiện, sắt thép các loại, gạo, phương tiện vận tải, dệt may, xơ sợi dệt các loại, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, sản phẩm từ chất dẻo, sản phẩm hoá chất.
Việt Nam – Indonesia phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều vượt 5 tỷ USD trước năm 2015 và đạt 10 tỷ USD vào năm 2018.
Đầu tư trực tiếp của Indonesia vào Việt Nam hiện còn khiêm tốn. Tính từ năm 1988 đến nay, Indonesia có 34 dự án còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký đạt 285,1 triệu USD, đứng thứ 18 trong các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. trong đó tập trung vào các lĩnh vực như: thăm dò và khai thác dầu khí, khai thác than, ngân hàng, khách sạn, chế biến xuất khẩu gỗ, sản xuất sợi và may mặc…
Nguồn:Vinanet