menu search
Đóng menu
Đóng

Kim ngạch nhập khẩu dược phẩm tăng nhẹ so với cùng kỳ

13:05 14/06/2013

Bốn tháng đầu năm 2013 Việt Nam đã chi 557,7 triệu USD nhập khẩu dược phẩm, tăng 9,75% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 4/2013, kim ngạch nhập khẩu dược phẩm giảm 6,2% so với tháng liền kề trước đó, tương đương với 138,6 triệu USD.
 
 

(VINANET) – Bốn tháng đầu năm 2013 Việt Nam đã chi 557,7 triệu USD nhập khẩu dược phẩm, tăng 9,75% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 4/2013, kim ngạch nhập khẩu dược phẩm giảm 6,2% so với tháng liền kề trước đó, tương đương với 138,6 triệu USD.

Các thị trường cung cấp mặt hàng dược phẩm cho Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay là Pháp, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đức, Thụy Sỹ… trong đó thị trường Pháp vẫn là thị trường chính, với kim ngạch nhập 82,6 triệu USD, chiếm 14,8% tỷ trọng, nhưng so với cùng kỳ năm trước thì kim ngạch lại giảm 6,31%.

Thị trường đứng thứ hai sau Pháp là Ấn Độ với 75 triệu USD, tăng 8,84% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, tuy kim ngạch nhập khẩu dược phẩm từ thị trường Thái Lan chỉ đạt 19,5 triệu USD nhưng lại là thị trường có kim ngạch tăng trưởng vượt bậc, tăng 106,19%.

Góp phần làm tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu dược phẩm trong thời gian này còn có thị trường Thụy Sỹ tăng 98,65% tương đương với 26,9 triệu USD; thị trường Malaixia tăng 101,02% - đây cũng là thị trường có sự tăng trưởng đứng thứ hai sau thị trường Thái Lan, tương đương với kim ngạch 3,3 triệu USD.

Thị trường nhập khẩu dược phẩm 4 tháng 2013

ĐVT: USD
 
KNNK 4T/2013
KNNK 4T/2012
% so sánh
Tổng KNNK
557.751.145
508.218.077
9,75
Pháp
82.657.937
88.222.889
-6,31
An Độ
75.004.122
68.909.663
8,84
Hàn Quốc
48.633.305
52.314.848
-7,04
Đức
45.333.942
38.891.353
16,57
Thuỵ Sỹ
26.962.952
13.572.812
98,65
Italia
25.190.656
26.476.348
-4,86
Bỉ
25.002.270
14.456.704
72,95
Anh
24.629.309
24.953.811
-1,30
Thái Lan
19.579.129
9.495.519
106,19
Hoa Kỳ
17.271.836
16.937.400
1,97
Trung Quốc
15.111.264
11.001.293
37,36
Oxtrâylia
10.849.218
9.615.532
12,83
Áo
10.602.870
10.678.786
-0,71
Tây Ban Nha
10.182.549
7.625.262
33,54
Thuỵ Điển
7.893.985
5.987.195
31,85
Achentina
7.378.416
7.076.518
4,27

Indonesia

6.446.989
5.183.429
24,38
Hà Lan
6.393.390
6.700.690
-4,59
Đan Mạch
5.256.517
4.055.398
29,62
Ba Lan
4.882.401
3.761.403
29,80
Nhật Bản
4.742.868
7.163.633
-33,79
Đài Loan
4.617.398
4.636.027
-0,40
Xingapo
3.781.159
4.301.386
-12,09
Malaixia
3.320.761
1.651.984
101,02
Philippin
1.974.765
5.858.367
-66,29
Canada
1.634.704
3.135.636
-47,87
Nga
862.409
1.846.734
-53,30
Ai Len
 
14.798.303
*

(Nguồn số liệu: TCHQ Việt Nam)

Theo nguồn TTXVN, tại hội thảo Cạnh tranh lành mạnh trong ngành dược phẩm, kinh nghiệm của Nhật Bản do Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) tổ chức tại Hà Nội đưa ra nhận định, thị phần doanh nghiệp ngành dược có mức độ tập trung thấp.

Trưởng Ban Giám sát và quản lý cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh cho biết theo quy luật thông thường, khi thị phần của doanh nghiệp ngành dược có mức độ tập trung thấp thì sự cạnh tranh sẽ gay gắt, kết quả tất yếu giá thuốc giảm và theo đó người tiêu dùng được hưởng lợi.

Tuy nhiên, ở ngành dược thực tế đang tồn tại một nghịch lý là giá thuốc vẫn cứ tăng dù thị phần của doanh nghiệp trên là không cao.

Cụ thể, các doanh nghiệp trong ngành dược được chia thành hai khối là doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp phân phối. Theo thống kê của Ban giám sát và quản lý cạnh tranh, Cục quản lý cạnh tranh, số doanh nghiệp sản xuất hiện có khoảng 274 đơn vị, doanh nghiệp phân phối gấp hơn 7 lần. Thị phần của 10 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm cũng như của các doanh nghiệp phân phối là không lớn. Cụ thể, thị phần của doanh nghiệp sản xuất dược phẩm cao nhất chỉ chiếm 10,79%; doanh nghiệp phân phối là 12,09%.

Theo đánh giá của các đại biểu tham dự hội thảo, với thị phần thấp như vậy, giá thuốc tăng cao là do nhiều nguyên nhân. Đối với sản phẩm thuốc, người tiêu dùng ở thế bị động. Bởi bệnh nhân phải uống, tiêm thuốc theo sự chỉ định của bác sỹ.

Trong khi đó, người bệnh lại không đủ khả năng, trình độ chuyên môn để sử dụng loại thuốc thay thế. Hơn nữa, hầu hết các hãng nhập khẩu dược phẩm vào Việt Nam đều không trùng lặp dòng sản phẩm, do vậy sẽ dễ dẫn tới hiện tượng tăng giá thuốc bất thường.

Trước thực tế này, các đại biểu đưa ra khuyến nghị, văn bản, quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực dược phẩm cần bổ sung quy định cụ thể để xác định hệ thống phân phối đồng nhất.

Ngoài ra, quy định về pháp lý mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật cạnh tranh bao trùm cả các hoạt động diễn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có tác động tới cạnh tranh trong lãnh thổ Việt Nam.

Thời gian tới, doanh nghiệp cùng với việc nâng cao nhận thức về pháp luật cạnh tranh lĩnh vực dược phẩm còn phải lưu ý không nên đưa vào hợp đồng những quy định, điều khoản có thể dẫn tới thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Nguồn:Vinanet