menu search
Đóng menu
Đóng

Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Campuchia tăng trưởng

11:00 03/09/2013

Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Campuchia trong 7 tháng năm 2013 đạt 1,87 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước.
  
  

Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Campuchia trong 7 tháng năm 2013 đạt 1,87 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước.

Xăng dầu các loại mặc dù giảm cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm trước những vẫn là mặt hàng dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Campuchia, với 433.288 tấn, trị giá 406.381.176 USD, giảm 17% về lượng và giảm 22% về trị giá, chiếm 21,6% tổng trị giá xuất khẩu.

Đứng thứ hai là mặt hàng sắt thép các loại, chiếm 14,6%, trị giá 275.222.412 USD; tiếp đến là hàng dệt may trị giá 80.589.201 USD, tăng 57,8% so với cùng kỳ năm trước. Ba mặt hàng trên chiếm 40,6% tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia trong 7 tháng năm 2013.

Trong 7 tháng năm 2013, một số mặt hàng của Việt Nam xuất sang Campuchia có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước, cụ thể: hàng thủy sản (+49%); hàng rau quả (+48,7%); hóa chất (+34,1); sản phẩm hóa chất (+30,9%); chất dẻo nguyên liệu (+19,8%); kim loại thường khác và sản phẩm (+84%); máy móc thiết bị phụ tùng khác (+43,5%); dây điện và cáp điện (+106%); ..

Số liệu xuất khẩu sang Campuchia tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2013

Mặt hàng
ĐVT
Tháng 7/2013
7Tháng năm 2013
 
 
Lượng
Trị giá (USD)
Lượng
Trị giá (USD)
Tổng
 
 
360.459.528
 
1.874.206.897
Xăng dầu các loại
Tấn
42.422
41.288.124
433.288
406.381.176
Sắt thép các loại
Tấn
62.784
41.739.579
398.840
275.222.412
Hàng dệt may
USD
 
8.108.846
 
80.589.201
Sp từ chất dẻo
USD
 
8.232.601
 
78.078.655
Bánh kẹo và các sp từ ngũ cốc
USD
 
6.871.188
 
51.192.925
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
USD
 
7.436.669
 
50.675.538
Sp từ sắt thép
USD
 
6.732.976
 
43.582.369
Sản phẩm hoá chất
USD
 
3.855.805
 
37.074.678
Kim loại thường khác và sp
USD
 
3.286.998
 
28.789.379
Hoá chất
USD
 
3.066.775
 
27.98.122
Phương tiện vận tải và phụ tùng
USD
 
3.741.977
 
24.633.993
Dây điện và dây cáp điện
USD
 
6.031.425
 
18.611.516
Giấy và các sp từ giấy
USD
 
2.506.269
 
17.147.082
Hàng thủy sản
USD
 
2.927.199
 
15.651.788
Chất dẻo nguyên liệu
Tấn
914
1.349.723
9.608
13.606.655
Điện thoại các loại và linh kiện
USD
 
1.186.033
 
12.616.666
Sp gốm sứ
USD
 
2.222.719
 
12.224.077
Xơ, sợi dệt các loại
Tấn
413
1.251.342
3.764
10.111.675
Gỗ và sp gỗ
USD
 
606.393
 
5.035.625
Hàng rau quả
USD
 
597.655
 
3.713.375
Sp từ cao su
USD
 
124.981
 
2.098.346
Thuỷ tinh và các sp từ thuỷ tinh
USD
 
82.143
 
1.075.461

Kinh doanh tại thị trường Campuchia

Campuchia là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trong vòng 3 năm qua, giữ mức ổn định khoảng 7%/năm, đang là thị trường đầu tư được nhiều nước chú ý.

Các sản phẩm xuất khẩu chính của Campuchia gồm có hàng dệt may, gỗ, cao su, gạo, thủy sản, thuốc lá, giày dép. Đối tác xuất khẩu chính của Campuchia gồm có: Hoa Kỳ, Canada, Đức, Anh Nhật Bản…

Các sản phẩm nhập khẩu chính chủ yếu là sản phẩm dầu mỏ, thuốc lá, vàng, vật liệu xây dựng, máy móc, moto, thuốc. Đối tác nhập khẩu chính là Thái Lan, Trung Quốc, Singapore, Hong Kong, Vietnam, Hàn Quốc.

Trong số các đối tác nhập khẩu chính Việt Nam đứng thứ 5 chiếm khoảng 9,9% tổng kim ngạch nhập khẩu của Campuchia.

Thị trường Campuchia gồm nhiều các cửa hàng nhỏ, bên cạnh đó Campuchia hạn chế sự tham gia của nước ngoài trong hoạt động xuất nhập khẩu và phân phối. Để tiếp cận thị trường Campuchia tốt nhất là nên tìm đến các nhà phân phối địa phương vì họ là những người hiểu thị trường nhất và có hệ thống phân phối tới các cửa hàng nhỏ lẻ, điều này giúp xâm nhập thị trường Campuchia dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cần thẩm định kỹ năng lực của các đối tác.

Bên cạnh đó, khi phân phối sản phẩm tại Campuchia, doanh nghiệp nên chú ý đến yếu tố giá cả, người tiêu dùng Campuchia rất nhạy cảm về giá. Các chương trình giảm giá, rút thăm may mắn,…thường thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Hình thức quảng bá hiệu quả và chi phí thấp ở Campuchia là phát tờ rơi.

Dịch vụ sau bán, bảo hành và hỗ trợ khách hàng ít phổ biến tại Campuchia, tuy nhiên chiết khấu và giữ quan hệ tốt với các chủ cửa hàng lại là việc rất quan trọng.

Bên cạnh đó nhờ đường biên giới gần gũi, việc phối hợp tổ chức các chương trình du lịch mua sắm đang là xu hướng được nhiều các doanh nghiệp quan tâm, các doanh nghiệp nên chú ý xây dựng chương trình tốt để duy trì phát triển cả du lịch và thương mại hai bên.

Nguồn:Vinanet