(Vinanet) Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 5/2013 đạt 592,73 triệu USD, tăng 15,39% so với tháng trước đó, và cũng tăng 7,82% so với cùng tháng năm 2012, nhưng tính chung cả 5 tháng đầu năm 2013 thì kim ngạch là sụt giảm nhẹ 1,32% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 2,3 tỷ USD. Ước tính kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong tháng 6 đạt 600 triệu USD, nâng tổng kim ngạch 6 tháng đầu năm lên 2,8 tỉ đô la Mỹ; dự kiến ngành thủy sản đạt kim ngạch 3,5 - 3,7 tỉ USD trong 6 tháng cuối năm nay
Dự báo xuất khẩu thủy sản trong năm 2013 có thể đạt 6,5 tỉ USD, tăng khoảng 300 triệu USD so với năm 2012, dù xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực vẫn còn gặp khó.
Xuất khẩu thủy sản sang đa số các thị trường trong tháng 5 đều đạt mức tăng kim ngạch so với tháng 4; trong đó xuất sang các thị trường có mức tăng mạnh như: Đan Mạch (+75,42%); Hy Lạp (+59,86%); Bỉ (+51,37%); Canada (+49,08%);Trung Quốc +43,71%; Singapore (+43,29%); Cô Oét (+40,88%).
Tính chung cả 5 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản bị sụt giảm ở hầu hết các thị trường; trong đó thị trường lớn như Nhật Bản cũng bị giảm 3,79%, đạt 388,97 triệu USD; Hàn Quốc giảm 19,54%, đạt 156,97 triệu USD. Tuy nhiên, 2 thị trường lớn là Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn đạt mức tăng trưởng dương, lần lượt là 6,05%, 470,44 triệu USD và 41,26%, 126,35 triệu USD.
Trong các mặt hàng thủy hải sản xuất khẩu, cá ngừ hiện là mặt hàng có mức tăng trưởng mạnh nhất từ đầu năm đến nay với kim ngạch xuất khẩu cả nước ước đạt hơn 155 triệu USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái. 5 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 670 triệu USD, giảm 6,7% so với cùng kỳ năm 2012 và dự kiến trong 6 tháng con số này sẽ đạt khoảng 800 triệu USD, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm trước. xuất khẩu tôm của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2013 ước đạt 1,031 tỷ USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2012.
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm 2013
|
|
|
% tăng, giảm KN T5/2013 so với T4/2013
|
% tăng, giảm KN T5/2013 so với T5/2012
|
% tăng, giảm KN 5T/2013 so với cùng kỳ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Việt Nam đang là nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ tư thế giới, nhưng doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam lại thường xuyên đối mặt tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất. Nếu không giải tỏa được nghịch lý này thì thời gian tới sẽ thêm hàng loạt DN phá sản, mục tiêu xuất khẩu thủy sản khó đạt được. Nguyên nhân do hiện có khoảng 30% số người nuôi cá tra và 60% số hộ nuôi tôm không muốn vay vốn ngân hàng để đầu tư, vì hiệu suất sinh lời rất thấp, không đủ trả lãi vay. Đấy là chưa kể hội chứng EMS khiến tôm chết hàng loạt, gây thất thoát lớn cho người nuôi và DN xuất khẩu không có nguyên liệu.
Mặt khác, tình hình bất ổn trên Biển Đông gần đây đã phần nào hạn chế lượng tàu cá ra khơi khai thác thủy sản, cùng với việc thương nhân Trung Quốc tăng cường mua hàng thủy sản ngay ngoài biển cũng như tới tận các bến cá và cảng cá trên đất liền nước ta, mua với giá cao để tranh giành với DN Việt Nam, khiến nguồn nguyên liệu thủy sản khai thác đã hạn chế lại càng gay gắt hơn. do nguyên liệu trong nước thiếu trầm trọng, các DN buộc phải tìm cách nhập khẩu nguyên liệu để giải quyết đơn hàng. Tuy nhiên, DN rất khó khăn trước mức thuế nhập khẩu nguyên liệu thủy sản đang 12 - 18%. Với mức thuế này, DN bị treo nợ thuế với số tiền rất lớn cũng như thêm nhiều phiền toái từ thủ tục hải quan, nhất là thanh lý thuế và hoàn thuế. Trước tình hình này, nhiều ý kiến cho rằng Chính phủ nên đưa mức thuế về 0% để cứu DN; nếu không mục tiêu xuất khẩu thủy sản năm 2013 (4,5 tỷ USD) khó đạt, càng khó hy vọng 6,5 - 6,7 tỷ USD vào năm 2015 và 8 tỷ USD năm 2020.
Nguồn:Vinanet