menu search
Đóng menu
Đóng

Mục tiêu và giải pháp của ngành Công thương về xuất nhập khẩu 6 tháng cuối năm

14:16 15/07/2008
Tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu và sử dụng hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu; xây dựng lộ trình bắt buộc dán nhãn tiết kiệm năng lượng đối với nhóm sản phẩm gia dụng; ban hành các quy định về hoá chất, chất phụ gia, chất hỗ trợ chế biến trong bảo quản thực phẩm; bổ sung danh mục hàng hoá phải kiểm tra trước khi thông quan...

Ngành Công thương 6 tháng cuối năm với mục tiêu, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất công nghiệp và xuất khẩu hàng hoá với tốc độ cao để bảo đảm cả năm 2008 tăng trưởng sản xuất công nghiệp đạt mức cao nhất có thể (không thấp hơn 15,5%), tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu không thấp hơn 26%, mức tăng tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu tối đa 30% so với năm 2007; Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư các công trình, dự án đã được soát xét tập trung vốn để hoàn thành đưa vào hoạt động năm 2008 và 2009, nhất là các công trình nguồn điện, lưới điện, các dự án tăng cường năng lực sản xuất hàng xuất khẩu, sản xuất để giảm nhập khẩu...; tăng cường các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, xuất nhập khẩu, hợp tác quốc tế....

Để thực hiện có kết quả các mục tiêu nêu trên, toàn ngành cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nhóm giải pháp riêng về xuất nhập khẩu thì Ngành Công Thương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Ngành để tổ chức thực hiện các nhóm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu đã được báo cáo Chính phủ, trong đó chú trọng kiểm soát chặt chẽ cơ cấu hàng hoá nhập khẩu, ưu tiên nhập khẩu những hàng hoá thiết yếu phục vụ sản xuất, tạm dừng hoặc hạn chế nhập khẩu những hàng tiêu dùng chưa cần thiết.

Chú trọng công tác điều hành việc xuất khẩu gạo theo đúng chỉ đạo của Chính phủ; điều hành xuất khẩu hàng dệt may theo mục tiêu kim ngạch năm đã đề ra; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường trong 6 tháng cuối năm.

Kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu và cung ứng xăng dầu theo đúng quy định của Chính phủ và kế hoạch năm đề ra; phối hợp với các Bộ ngành giải quyết việc bù giá, việc cung ứng ngoại tệ để bảo đảm không để đứt nguồn.

Tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu và sử dụng hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu; xây dựng lộ trình bắt buộc dán nhãn tiết kiệm năng lượng đối với nhóm sản phẩm gia dụng; ban hành các quy định về  hoá chất, chất phụ gia, chất hỗ trợ chế biến trong bảo quản thực phẩm; bổ sung danh mục hàng hoá phải kiểm tra trước khi thông quan.

Trong điều kiện quản lý ngoại hối chặt chẽ, đối với các doanh nghiệp cần tính toán nhu cầu nhập khẩu một cách hợp lý vừa bảo đảm cho sản xuất vừa tránh tồn đọng hàng và vốn.

 

Nguồn:Vinanet