menu search
Đóng menu
Đóng

Tổng hợp thị trường hàng hóa TG tuần tới 2/8: Giá dầu và vàng giảm

13:00 04/08/2024

Tuần vừa qua, thị trường hàng hóa nguyên liệu có nhiều biến động.
 
Năng lượng: Giá dầu giảm trong tuần
Giá dầu phiên cuối tuần (2/8) giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2024 sau khi dữ liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ trong tháng 7 đã tạo thêm ít việc làm hơn dự kiến. Dữ liệu kinh tế yếu kém của Trung Quốc càng gây thêm áp lực giảm cho thị trường dầu.
Kết thúc phiên này, dầu thô Brent giảm 2,71 USD, hay 3,41%, xuống 76,81 USD một thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 2,79 USD, hay 3,66%, xuống 73,52 USD/thùng. Trong phiên, có thời điểm giá cả 2 loại dầu đều giảm hơn 3 USD/thùng.
Tính chung cả tuần, giá dầu giảm khoảng 5 USD/thùng.
Số lượng việc làm mới ở Mỹ trong tháng 7 tăng trưởng chậm hơn nhiều so với dự kiến và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 4,3%, làm gia tăng lo ngại về khả năng suy thoái kinh tế.
Dữ liệu kinh tế từ Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới, và các cuộc khảo sát cho thấy hoạt động sản xuất trên khắp Châu Á, Châu Âu và Mỹ yếu đi làm tăng nguy cơ kinh tế toàn cầu phục hồi chậm chạp, gây áp lực lên thị trường dầu.
Hoạt động sản xuất giảm ở Trung Quốc cũng kìm hãm giá, làm gia tăng lo ngại về khả năng nhu cầu dầu tăng chậm lại sau khi dữ liệu tháng 6 cho thấy hoạt động nhập khẩu và lọc dầu thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.
Dữ liệu từ LSEG Oil Research cho thấy nhập khẩu dầu thô của Châu Á trong tháng 7 đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai năm, do nhu cầu yếu ở Trung Quốc và Ấn Độ.
Trong khi đó, theo một cuộc khảo sát của Reuters, sản lượng dầu của OPEC đã tăng trong tháng 7, do nguồn cung của Saudi Arabia phục hồi và mức tăng nhỏ ở những nơi khác đã bù đắp cho tác động của việc cắt giảm nguồn cung tự nguyện đang diễn ra của các thành viên khác và liên minh OPEC+ rộng lớn hơn.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ trong tháng 7 đã bơm 26,70 triệu thùng mỗi ngày (bpd), tăng 100.000 bpd so với tháng 6, theo khảo sát dựa trên dữ liệu vận chuyển và thông tin từ các nguồn trong ngành.
Cuộc họp của OPEC+ tuần vừa qua đã giữ nguyên chính sách sản lượng dầu của nhóm, bao gồm cả kế hoạch bắt đầu nới lỏng kế hoạch cắt giảm sản lượng từ tháng 10.
Các nhà đầu tư dầu mỏ cũng đang theo dõi tình hình ở Trung Đông, nơi nhóm Hezbollah cho biết xung đột với Israel đã bước vào giai đoạn mới. Tuy nhiên, các nhà phân tích lưu ý rằng không có sự gián đoạn đáng kể nào đối với nguồn cung dầu từ khu vực này vì chỉ vài ngày sau vụ ám sát các nhà lãnh đạo cấp cao của các nhóm chiến binh thì giá đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều tuần.
Kim loại quý: Giá vàng có tuần tăng mạnh
Giá vàng tăng hơn 1% vào đầu phiên thứ Sáu do hy vọng Mỹ cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu cho thấy số việc làm mà nền kinh tế Mỹ tạo ra trong tháng 7 ít hơn dự kiến, nhưng giảm về cuối hiên do hoạt động chốt lời.
Kết thúc phiên, giá vàng giao ngay giảm 0,5% xuống 2.432,19 USD/ounce; vàng giao sau giảm 0,4% xuống còn 2.4769,8 USD
Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá tăng 1,8% do nhu cầu mua tài sản trú ẩn an toàn tăng trong nhiều phiên, khi căng thẳng ở gia tăng Trung Đông và kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất khiến kim loại này hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.
"Ở mức này, chúng tôi dự đoán sẽ có sự thoái lui và một số hoạt động chốt lời nhưng về cơ bản, kkhả năng tăng giá nhiều hơn so với rủi ro giảm giá", Alex Ebkarian, giám đốc điều hành tại Allegiance Gold cho biết.
Cũng trong phiên thứ Sáu, giá bạc giao ngay giảm 0,2% xuống 28,49 USD một ounce, giá bạch kim ổn định ở mức 959,16 USD và palladium giảm 1,7% xuống 889,86 USD.
Cả bạc và bạch kim đều ghi nhận mức tăng hàng tuần.
Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12 và chỉ số USD đã chạm mức thấp nhất kể từ tháng 3 sau khi dữ liệu cho thấy các nhà tuyển dụng Mỹ trong tháng 7 đã tạo ra ít việc làm hơn so với dự báo của các nhà kinh tế, trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 4,3%.
Hôm thứ Tư, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã nói rằng lãi suất có thể được cắt giảm sớm nhất là vào tháng 9 nếu nền kinh tế Mỹ đi theo con đường dự kiến.
Vàng thỏi theo truyền thống được coi là hàng rào chống lại rủi ro địa chính trị và kinh tế, và lãi suất thấp hơn làm giảm chi phí cơ hội nắm giữ tài sản.
"Thị trường hiện đang tính đến khả năng Fed cắt giảm 50 điểm cơ bản tại cuộc họp FOMC vào tháng 9", Jim Wyckoff, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Kitco Metals cho biết.
Kim loại công nghiệp: Giá giảm trong tuần
Giá đồng tăng nhẹ vào thứ Sáu bởi kỳ vọng ngày càng tăng về việc Fed sẽ cắt giảm lãi suất và nhu cầu đồng vật chất tăng nhẹ ở Trung Quốc, mặc dù các nhà đầu tư vẫn thận trọng trong bối cảnh dữ liệu kinh tế ảm đạm.
Đồng kỳ hạn ba tháng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) kết thúc phiên tăng 0,3% lên 9.082 USD/tấn, sau khi giảm 1,9% vào thứ Năm. Tính chung cả tuần, giá đồng giảm.
Giá đồng trên sàn Comex của Mỹ tăng 0,5% lên 4,10 USD/lb.
Về những kim loại khác, giá nhôm trên sàn LME giảm 1,4% xuống còn 2.263,50 USD/tấn, giá kẽm giảm 1,7% xuống còn 2.661 USD, giá chì giảm 1,8% xuống còn 2.025 USD, trong khi giá thiếc tăng 0,9% lên 30.170 USD và giá niken tăng 0,1% lên 16.290 USD.
"Về mặt vĩ mô, đây là một bức tranh hỗn hợp. Chủ trương nới lỏng chính sách lãi suất của Fed là tích cực, nhưng dữ liệu của Mỹ và Trung Quốc khá yếu", Amelia Xiao Fu, giám đốc chiến lược thị trường hàng hóa tại Ngân hàng Quốc tế Trung Quốc cho biết.
Dữ liệu việc làm Mỹ vừa công bố yếu hơn dự kiến đã đẩy giá đồng USD giảm xuống, làm cho giá những hàng hóa được tính bằng đồng USD trở nên rẻ hơn đối với người mua sử dụng các loại tiền tệ khác.
Mặc dù dữ liệu nhà máy gần đây từ Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới, yếu, nhưng đã có bằng chứng về một số hoạt động mua bổ sung đồng vật chất ở Trung Quốc.
Nhà chiến lược thị trường hàng hóa Fu cho biết người tiêu dùng hạ nguồn đã bị thu hút bởi mức giá thấp hơn sau khi đồng giảm 18% kể từ mức đỉnh kỷ lục hơn 11.000 USD/tấn vào tháng 5.
Hợp đồng đồng kỳ hạn tháng 9, được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE), đã giảm 1,7% xuống còn 73.700 nhân dân tệ (10.211,57 USD) một tấn.
Có một dấu hiệu hỗ trợ cho giá đồng. Đó là, lượng đông lưu trữ của sàn Thượng Hải đã giảm 2% vào thứ Sáu, nhưng vẫn không cách xa so với mức cao nhất trong bốn năm. Những người tham gia thị trường kỳ vọng nhu cầu sẽ tăng trở lại tại Trung Quốc bắt đầu từ tháng 9, thời điểm tiêu thụ mạnh theo mùa.
Giá quặng sắt giao dịch tại sàn Đại Liên tăng vào thứ Sáu nhưng tính chung cả tuần giảm khi các nhà giao dịch đánh giá hậu quả của làn sóng cắt giảm sản lượng diễn ra với khắp các nhà sản xuất thép Trung Quốc trong bối cảnh thị trường thép của này đang chững lại.
Hợp đồng quặng sắt giao kỳ hạn tháng 9 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) của Trung Quốc kết thúc phiên tăng 2,16% lên 779 nhân dân tệ (108,09 USD) một tấn.
Tuy nhiên, hợp đồng đã giảm 0,13% trong tuần.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên Sàn giao dịch Singapore tăng 1,41% lên 104,1 USD/tấn. Tính chung cả tuần, giá tăng 0,69%.
Công ty tư vấn Mysteel của Trung Quốc cho biết, 19 nhà sản xuất thép trên khắp Trung Quốc đã tự nguyện bảo dưỡng thiết bị từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 8 để cắt giảm sản lượng, dẫn đến tổng sản lượng dự kiến giảm 1,98 triệu tấn thép xây dựng. Việc hạn chế sản xuất diễn ra sau khi biên lợi nhuận trong sản xuất thép giảm.
Biên lợi nhuận trung bình của các doanh nghiệp thép chủ chốt của Trung Quốc trong nửa đầu năm 2024 là 1,1%, giảm 0,03 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi tổng lợi nhuận giảm 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái, công ty tư vấn Steelhome cho biết.
Các nhà phân tích của ANZ cho biết việc cắt giảm nguồn cung sẽ làm giảm nhu cầu quặng sắt.
Tuy nhiên, tâm lý chung của thị trường thép có thể sẽ phục hồi đôi chút, với việc sản lượng giảm giúp cân bằng động lực cung-cầu của thị trường thép Trung Quốc, theo Trung tâm giám sát giá của Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc trong một báo cáo.
Ngoài ra, tổng lượng quặng sắt nhập khẩu tồn kho tại 45 cảng lớn của Trung Quốc đã phá vỡ mức tăng trong năm tuần, giảm 1,9 triệu tấn hoặc 1,2% so với tuần trước xuống còn 150,9 triệu tấn tính đến ngày 1 tháng 8.
Nông sản: Giá cao su giảm trong tuần
Giá đậu tương và ngũ cốc Mỹ đều tăng vào thứ khi những người tham gia thị trường và các nhà giao dịch quỹ tranh nhau để bảo vệ các vị thế bán khống lớn của họ trước các dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang suy yếu.
Mặc dù tăng nhưng ngô và đậu tương vẫn dao động gần mức thấp nhất trong bốn năm và tính chung cả tuần giảm do dự báo thời tiết mát mẻ, mưa nhiều ở khu vực trồng ngô của Mỹ giúp cải thiện triển vọng nguồn cung.
Kết thúc phiên thứ Sáu, giá đậu tương trên Sàn Giao dịch Chicago (CBOT) tăng 1,28% lên 10,29-1/2 USD/bushel, ngô tăng 1,38% lên 4,04 USD/bushel, lúa mì tăng 0,99% lên 5,37-1/4 USD/bushel, khi các nhà giao dịch cân nhắc tác động của thời tiết bất lợi ở Châu Âu và Trung Quốc đối với sản xuất nông sản.
Giá đường thô giảm khi thị trường tập trung vào việc liệu triển vọng vụ mía cải thiện ở Ấn Độ có mở đường cho xuất khẩu hay không.
Đường thô kỳ hạn tháng 10 giảm 2,05% xuống 18,12 cent/lb. Đường trắng giao cùng kỳ hạn giảm 1,1% xuống còn 517,50 USD/tấn sau khi có thời điểm giảm xuống còn 517,20 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 10 năm 2022.
Thị trường đang theo dõi chặt chẽ Ấn Độ, nơi lượng mưa theo mùa mạnh hơn bình thường sẽ thúc đẩy vụ mía và có thể dẫn đến lượng tồn trữ tăng.
Tuy nhiên, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy Ấn Độ sẽ cho phép xuất khẩu bất chấp áp lực từ các nhà máy xay xát.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 9 giảm 0,2% xuống 4.218 USD/tấn. Tính chung cả tuần, giá giảm 2%, chịu áp lực bởi nguồn cung cà phê conillon (robusta) từ Brazil tăng bù đắp cho sự sụt giảm xuất khẩu từ Việt Nam.
Cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 tăng 1% lên 2,2945 USD/lb.
Tiến độ thu hoạch cà phê 2024/25 của Brazil đã đạt khoảng 87% tính đến thứ Hai tuần trước, công ty tư vấn Safras & Mercado cho biết. Trong khi đó, dữ liệu do Viện cà phê quốc gia ICAFE công bố vào thứ Năm cho thấy xuất khẩu cà phê của Costa Rica trong tháng 7 đã tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản tăng vào thứ Sáu do lo ngại về những trở ngại từ phía nguồn cung.
Hợp đồng cao su giao tháng 1 trên Sàn giao dịch Osaka (OSE) kết thúc phiên thứ Sáu tăng 4 yên, hay 1,28%, lên 315,3 yên (2,11 USD)/kg. Tuy nhiên, hợp đồng này vẫn giảm 0,76% trong tuần này.
Hợp đồng cao su giao tháng 1 trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) tăng 150 nhân dân tệ, hay 0,97%, lên 15.680 nhân dân tệ (2.175,84 USD)/tấn.
Xu hướng cao su thiên nhiên kỳ hạn tương lai tăng rõ ràng trong phiên cuối tuần phần lớn là do tình trạng gián đoạn nguồn cung dai dẳng, Jom Jacob, nhà phân tích trưởng tại công ty phân tích What Next Rubber của Ấn Độ cho biết.
Cơ quan khí tượng của Thái Lan, nhà sản xuất hàng đầu, đã cảnh báo về những trận mưa lớn, thậm chí rất lớn có thể gây ra lũ quét từ ngày 2 đến ngày 5 tháng 8.
Giá nguyên liệu thô vẫn ổn định và đã tăng dần, một nhà giao dịch tại Singapore cho biết.
Ngoài ra, gợi ý của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ về việc cắt giảm lãi suất vào tháng 9 đã khiến đồng USD yếu hơn và các loại tiền tệ địa phương mạnh hơn, hỗ trợ giá.
Giá hàng hóa thế giới:

ĐVT

Giá 31/7

Giá 2/8

2/8 so với 1/8

2/8 so với 1/8 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

78,47

73,52

-2,79

-3,66%

Dầu Brent

USD/thùng

80,72

76,81

-2,71

-3,41%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

248,20

231,76

-8,04

-3,35%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,04

1,97

0,00

-0,05%

Dầu đốt

US cent/gallon

241,55

231,85

-8,79

-3,65%

Vàng (Comex)

USD/ounce

2.491,90

2.469,80

-11,00

-0,44%

Vàng giao ngay

USD/ounce

2.446,66

2.443,24

-3,02

-0,12%

Bạc (Comex)

USD/ounce

29,21

28,39

-0,08

-0,30%

Bạch kim giao ngay

USD/ounce

978,55

959,95

-3,57

-0,37%

Đồng (Comex)

US cent/lb

419,20

410,30

+2,05

+0,50%

Đồng (LME)

USD/tấn

9.225,00

9.055,50

+3,00

+0,03%

Nhôm (LME)

USD/tấn

2.290,50

2.263,50

-32,50

-1,42%

Kẽm (LME)

USD/tấn

2.675,50

2.653,00

-54,00

-1,99%

Thiếc (LME)

USD/tấn

30.056,00

30.188,00

+294,00

+0,98%

Ngô (CBOT)

US cent/bushel

403.25

403,25

+4,75

+1,19%

Lúa mì (CBOT)

US cent/bushel

539.00

539,00

+7,00

+1,32%

Lúa mạch (CBOT)

US cent/bushel

316.50

316,50

-0,25

-0,08%

Gạo thô (CBOT)

USD/cwt

14.95

14,95

-0,12

-0,83%

Đậu tương (CBOT)

US cent/bushel

1,027.25

1.027,25

+10,75

+1,06%

Khô đậu tương (CBOT)

USD/tấn

324.60

324,60

+8,40

+2,66%

Dầu đậu tương (CBOT)

US cent/lb

40.81

40,81

-0,64

-1,54%

Hạt cải (ICE)

CAD/tấn

610.90

610,90

+2,10

+0,34%

Cacao (ICE)

USD/tấn

403.25

6.542,00

0,00

0,00%

Cà phê (ICE)

US cent/lb

229,20

230,50

+3,25

+1,43%

Đường thô (ICE)

US cent/lb

18,94

18,10

-0,40

-2,16%

Nước cam cô đặc đông lạnh (ICE)

US cent/lb

420,90

422,95

+2,20

+0,52%

Bông (ICE)

US cent/lb

68,99

68,25

+0,17

+0,25%

Lông cừu (ASX)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ (CME)

USD/1000 board feet

--

--

--

--

Cao su Singapore

US cent/kg

166,40

169,20

+3,10

+1,87%

Ethanol (CME)

USD/gallon

2,16

2,16

0,00

0,00%

 

 

Nguồn:VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)

Tags: vàng