(VINANET)
Theo số liệu thống kê từ TCHQ, năm 2011 Việt Nam đã chi 1,4 tỷ USD nhập khẩu dược phẩm, tăng 19,32% so với năm 2010. Tính riêng tháng 12 đã chi 143,6 triệu USD, tăng 17,09% so với tháng liền kề trước đó và tăng 36,05% so với tháng 11/2010.
Pháp là thị trường chính Việt nam nhập khẩu mặt hàng dược phẩm trong năm 2011 chiếm 15,5% thị phần, với 230,1 triệu USD, tăng 19,32% so với năm 2010. Tính riêng tháng 12/2011, Việt Nam đã nhập khẩu 17,2 triệu USD hàng dược phẩm từ Pháp, giảm 2,25% so với tháng liền kề trước đó nhưng tăng 2,42% so với tháng 11/2010.
Đứng thứ hai về kim ngạch nhập khẩu trong năm 2011 là thị trường Ấn Độ với 218,6 triệu USD, tăng 30,42% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng cuối năm 2011, Việt Nam đã nhập khẩu 22 triệu USD hàng dược phẩm từ thị trường này, tăng 36,83% so với tháng 11/2011 và tăng 29,83% so với tháng 12/2010.
Nhìn chung, trong năm 2011, nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam đều tăng trưởng về kim ngạch ở hầu khắp các thị trường. Duy chỉ có thị trường Thái Lan là giảm, giảm 1,95% với kim ngạch nhập khẩu 38,4 triệu USD.
Đáng chú ý, trong tháng cuối năm 2011, nhập khẩu dược phẩm từ thị trường Achentina lại tăng trưởng đột biến so với tháng trước đó. Tháng 12/2011 Việt Nam đã nhập khẩu 2,2 triệu USD hàng dược phẩm từ thị trường này, tăng 1894,25% so với tháng 11/2011.
Tại Hội Thảo “Công nghệ tiến bộ trong công nghiệp dược và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ”, được biết, trong năm 2009, doanh số thuốc nội địa của Việt Nam đạt 700 triệu USD, với 98 nhà máy sản xuất đạt chuẩn GMP trên cả nước. Tuy nhiên, ngành công nghiệp dược nội địa chỉ đáp ứng được 55% mức tiêu dùng thuốc của người dân.
Đứng về mặt quản lý, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM đánh giá, công nghệ sản xuất dược phẩm của Việt Nam đang được đầu tư mới, đạt các tiêu chuẩn GMP (thực hành sản xuất tốt), đúng tiêu chuẩn quốc tế của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) hay ít nhất là ASEAN. Các công ty dược phẩm Việt Nam phần lớn đều mới xây, đang vận hành và sản xuất thuốc với tiêu chuẩn ngang bằng với nước ngoài. Chất lượng những loại thuốc Việt Nam đã sản xuất được và được quyền sản xuất tương đương với thuốc nhập và giá rẻ hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, tâm lý chuộng thuốc ngoại của người dân cũng như của bác sĩ kê toa, “thuốc ngoại, thuốc đắt mới là tốt” đang làm cho thuốc nội yếu thế ngay tại “sân nhà”.
Ngành y tế đang khuyến khích dùng thuốc nội và định hướng các công ty dược Việt Nam đẩy mạnh đầu tư công nghệ, đi vào sản xuất thuốc đặc trị, nhằm bình ổn giá thuốc trong nước, giảm "áp lực" tiền thuốc đối với bệnh nhân.
Thị trường nhập khẩu dược phẩm năm 2011
ĐVT: USD
|
|
|
|
% SS T12 với T11/2011
|
|
% SS năm 2011 với năm 2010
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Indonesia
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nguồn:Vinanet