menu search
Đóng menu
Đóng

Ngành Dệt may Việt Nam 6 tháng đầu năm 2009 và dự báo

09:58 07/07/2009

Mặc dù vẫn là nước sản xuất hàng dệt may và thời trang vào loại trung bình, nhưng tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may Việt Nam đã có những dấu hiệu tích cực và có những bước tiến xa trên bảng xếp hạng thế giới. Việt Nam hiện đứng thứ 36 trong bảng xếp hạng giá trị gia tăng mà ngành dệt may mang lại mà cụ thể là vào khoảng 5,14 tỉ đô-la Mỹ trong năm 2008. 6 tháng đầu năm 2009, kim ngạch dệt may của Việt Nam đạt 4 tỷ USD, giảm 4,7% so cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài ra, Việt Nam cũng là nước xuất khẩu đồ may mặc sang thị trường Mỹ lớn thứ 2 chỉ sau Trung Quốc. BMI (Business Monitor International) thống kê kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 2008 đã vượt qua con số 10 tỉ đôla Mỹ. Tuy nhiên, những con số này chỉ là trên giấy tờ, còn thực tế thì ngành dệt may Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều thử thách: (1) phải tìm lại được vị thế đã đánh mất trong hai năm rất khó khăn vừa qua với số lượng đơn hàng ít ỏi;  (2) không được đầu tư một cách đúng đắn và (3) phản ứng dữ dội của giới bảo vệ nền sản xuất trong nước tại thị trường nước ngoài. BMI cho rằng ngành dệt may Việt Nam sẽ gặp nhiều rào cản mới nhưng đến năm 2011 sẽ có nhiều "bứt phá" và một tương lai sáng lạng.

BMI dự báo giá trị gia tăng mà ngành dệt may mang lại năm 2007 tăng 13,5%; năm 2008 giảm 9,2% và có thể năm 2009 sẽ giảm tồi tệ nhất chỉ còn 3%. Năm 2010 sẽ là một năm ảm đạm với ngành dệt may Việt Nam, tốc độ tăng trưởng chỉ còn 0,9%. BMI dự báo có lẽ phải tới năm 2011 tốc độ tăng trưởng ngành dệt may Việt Nam mới có dấu hiệu tăng và đạt ở mức 9,8%. Từ năm 2003 đến 2008 tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của giá trị gia tăng mà ngành dệt may mang lại đạt 11,9% vượt tốc độ tăng trưởng GDP tới 7,8%. Nhưng trong vòng năm năm tới, tốc độ này chỉ còn 4,8% thấp hơn so với tốc độ GDP ở mức 7%. BMI dự báo tốc độ xuất khẩu hàng dệt may sẽ giảm 18,6% (tương đương khoảng 8,74 tỉ đô-la Mỹ) trong năm 2009; còn nhập khẩu giảm 20,4% (tương đương khoảng 5,04 tỉ đô-la Mỹ). Tăng trưởng xuất khẩu bình quân ở mức 22,4%/năm giai đoạn 2003 - 2008 có thể giảm xuống chỉ còn 1,8% trong giai đoạn 2008 - 2013.

Phân tích SWOT ngành dệt may Việt Nam

Điểm mạnh (S)

+ Rất nhiều nhà sản xuất có chi phí nhân công cạnh tranh: lương trả cho người lao động tại Việt Nam hiện thấp hơn nhiều so với Trung Quốc.

+ Chính sách hỗ trợ của chính phủ cùng với sự khuyến khích đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

Điểm yếu

+ Phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu

+ Mặc dù nhân công giá rẻ là một yếu tố rất quan trọng để cạnh tranh với Trung Quốc nhưng lợi thế về mặt địa lý và quy mô sản xuất đã giúp hàng may mặc Trung Quốc lấn át hàng "made-in Vietnam".

Cơ hội

+ Tái cơ cấu ngành trong vòng hơn hai năm tới có thể thu hút nhiều vốn đầu tư và tăng năng suất lao động.

Rủi ro

+ Xu hướng bảo hộ nền sản xuất trong nước tăng nhanh trên thế giới đặc biệt là ở thị trường Mỹ và EU có thể kìm hãm sự phát triển của ngành.

+ Nền kinh tế toàn cầu không ổn định sẽ cản trở dòng vốn đặc biệt là trong các khâu cần nhiều vốn như sợi, dệt, nhuộm..

Phân tích SWOT ngành may mặc Việt Nam

Điểm mạnh

+ Chính sách hỗ trợ của chính phủ ví dụ như miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu thô nếu những nguyên liệu này được tái xuất dưới dạng thành phẩm trong vòng từ 90 đến 120 ngày.

+ Ngành may mặc Việt Nam phản ứng nhanh nhạy và linh hoạt khi có đơn đặt hàng mới. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất đều có quy mô nhỏ nên đáp ứng tốt hơn cho các đơn hàng nhỏ lẻ đòi hỏi tính chuyên môn đặc biệt.

Điểm yếu

+ Các doanh nghiệp sản xuất đồ may mặc Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 70% vải dệt trong khi đó Trung Quốc lại có thể tự sản xuất đến 90% loại vải này.

+ Thiếu đội ngũ các nhà thiết kế thời trang được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm.

Cơ hội

+ Những thị trường "không truyền thống" mang đến rất nhiều cơ hội phát triển cho sản phẩm may mặc Việt Nam ví dụ như thị trường Trung Đông và Nga.

+ Nhu cầu hàng hóa đa dạng và có chất lượng có thể làm tăng lợi nhuận ví dụ quần áo bảo hộ lao động, đồ dùng trong nhà và một số thị trường ngách khác.

Rủi ro

+ Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2009-2010 sẽ ít nhiều gây tác động đến các thị trường nhập khẩu truyền thống của hàng may mặc Việt Nam trong đó có Mỹ và EU khiến cho doanh thu bán hàng và năng suất giảm.

+ Nhân công giá rẻ không còn là lợi thế của Việt Nam vì hiện có rất nhiều đối thủ cạnh tranh chào mức giá thấp hơn như Băng-la-đét, Căm-pu-chia, Lào.  Ngoài ra, giá cả còn phụ thuộc vào một số yếu tố trong đó có sự dao động của tiền tệ.

Xu hướng và sự phát triển

Tổng quan

Nhiều nhà kinh tế cho rằng trong thời buổi khó khăn hiện nay các công ty trong nước nên chú trọng vào các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu như tập trung vào các mặt hàng giá cả phải chăng, phát triển thị trường mới và cải thiện chất lượng hàng hóa.  Một số nhà nghiên cứu kinh tế tại Viện cũng cho rằng doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam cần phải tập trung tất cả mọi nỗ lực vào việc tìm kiếm những phân khúc và thị trường tiềm năng như thị trường Trung Đông, Châu Phi, Châu Mỹ Latin và Châu Úc - những nơi ít bị ảnh hưởng nhất bởi cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua.

Các doanh nghiệp trong nước cho rằng trở ngại lớn nhất để đẩy mạnh xuất khẩu chính là sự thiếu hụt tín dụng. Theo Bộ Công thương, mục tiêu xuất khẩu năm 2009 của Việt Nam tăng 13% (khoảng 72 tỷ đô la Mỹ), một mức thấp hơn rất nhiều so với năm 2008. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, mục tiêu xuất khẩu tăng 13% là mục tiêu đầy thách thức và rất có thể chỉ đạt được như năm 2008. Chính phủ đã nâng mục tiêu xuất khẩu đối với hàng dệt may, giầy dép, gạo và cà phê và giảm mục tiêu xuất khẩu đối với các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Mục tiêu xuất khẩu hàng dệt may năm 2009 là vào khoảng 11,5 tỉ đô, so với kim ngạch 9,1 tỉ đô năm 2008 đã đạt được.  

Tổng Cục Thống kê Việt Nam cho biết kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tháng 1 vừa qua đạt 550 triệu đôla Mỹ, giảm 33,2% so với cùng kỳ năm ngoái còn doanh thu mặt hàng giầy dép giảm 26% chỉ còn 350 triệu đôla Mỹ. Các đại biểu cũng dự đoán xuất khẩu năm 2009 của Việt Nam sẽ không có chiều hướng đi lên thậm chí còn giảm từ 30% đến 50%. Do kinh tế thế giới suy thoái, sản lượng và giá cả ngành dệt may có thể giảm tới 20%. Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu cụ thể sang thị trường Mỹ tăng mạnh nhưng ngay sau đó đã có sự sụt giảm đáng kể. Xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ tháng 5 năm 2009 tăng 10,68% so với tháng 4 nâng tổng kim nghạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang thị trường này đạt 1,8 tỷ USD, giảm 5,47% so với cùng kỳ năm 2008. Bên cạnh đó, đầu năm 2009 đã có nhiều bằng chứng cho thấy ngành dệt may đang có chiều hướng đi xuống.

Đầu năm 2009, nhiều doanh nghiệp đã kêu gọi chính phủ hỗ trợ nhằm đối phó với tình hình suy thoái của kinh tế thế giới và các thị trường xuất khẩu ngày càng thu hẹp. Trước tình hình khó khăn này, chủ tịch Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (Vitas), kiến nghị việc áp dụng ba gói hỗ trợ khẩn cấp trước mắt từ Chính phủ. Gói thứ nhất trị giá khoảng 5.000 tỷ đồng (tương đương 295 triệu đôla Mỹ) để: (1) hỗ trợ tín dụng cho ngành dệt may (2) bù lãi suất vay ngân hàng. Gói thứ hai sẽ trích 1% kim ngạch xuất khẩu để giải quyết khó khăn tài chính cho người lao động trong các xí nghiệp dệt may đang gặp khó khăn và có nguy cơ đóng cửa. Gói hỗ trợ cuối cùng chừng 50 tỷ đồng dùng cho hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại.

May mặc

Đầu năm 2009, một dự án liên doanh sản xuất quần áo nam cao cấp Việt Nam - Đan Mạch đã được thành lập. Theo thỏa thuận liên doanh, phía Việt Nam, công ty cổ phần Anh's Style sẽ đảm nhận quy trình sản xuất. Còn công ty Đan Mạch Enel Aps sẽ phụ trách bí quyết sản xuất, ý kiến chuyên môn, tiếp thị và quản lý chung toàn bộ liên doanh. Dự án liên doanh được lấy tên là công ty cổ phần Alsinger-A's Style chuyên về sản xuất và xuất khẩu hàng may sẵn giữa Việt Nam và Đan Mạch đã được thành lập với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam với chi phí thành lập khoảng 200,000 đôla Mỹ.

 Theo Phó tổng giám đốc chuỗi cửa hàng bán lẻ quần áo ZEN Plaza, Ngành dệt may Việt Nam đã có nhiều tiềm năng phát triển trong một thời gian dài nhưng năm 2009 sẽ không thể tránh được một vài khó khăn. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu sẽ giảm hơn 20%. Nếu điều này xảy ra thì sẽ có rất nhiều công nhân bị mất việc và vốn đầu tư cho ngành sẽ bị giảm xuống.

Tháng 11 năm 2008, trong lần rà soát thứ ba về tình hình nhập khẩu đồ may mặc từ Việt Nam, Bộ Thương Mại Mỹ chưa tìm được những bằng chứng cho thấy hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam bán phá. Theo cam kết, kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào tháng 1 năm 2007, Bộ Thương mại Mỹ sẽ có cơ chế giám sát và công bố hằng tháng các dữ liệu về hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam và chủ động tiến hành điều tra nếu phát hiện dấu hiệu bán phá giá. Bộ Thương Mại Mỹ đã tiến hành kiểm tra số liệu nhập khẩu của 5 nhóm hàng may mặc khác nhau từ Việt Nam, gồm: quần, áo sơmi, đồ lót, đồ bơi và áo len, trong suốt giai đoạn 6 tháng lần thứ 3, từ tháng Hai cho tới tháng Bảy năm 2008. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai của Mỹ chỉ sau Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu dệt may sang thị trường Mỹ chiếm 58% tổng kim ngạch xuất khẩu của  Việt Nam trên cả EU (19%) và Nhật Bản (9%).

 Dự báo ngành Dệt May Việt Nam

Dệt

Do ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế thế giới, ngành dệt may Việt Nam tiếp tục hứng chịu nhiều rủi ro. Nếu như trong khoảng thời gian đầu năm 2008, ngành dệt may đã đạt được những bước tăng trưởng khá mạnh thì cuối năm 2008, đầu năm 2009, dệt may Việt Nam lại vấp phải những khó khăn, thách thức do phụ thuộc khá nhiều vào các đơn hàng từ nước ngoài. Đi kèm theo đó là tình trạng nhiều công nhân mất việc, nhà xưởng giảm ca, và kéo dài ngày nghỉ cho người lao động. Bên cạnh đó, 70% nguyên phụ liệu dệt may Việt Nam phải nhập khẩu. Hầu hết các doanh nghiệp gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài. Vì vậy, dao động tỷ giá ngoại tệ và sự bất ổn của thị trường quốc tế sẽ là những bất lợi cho sự phát triển của cả ngành. Tuy vậy, BMI vẫn lạc quan cho rằng dệt may Việt Nam hoàn toàn có thể vượt qua sóng gió và đạt được kết quả ấn tượng. Giá trị gia tăng mà ngành dệt mang lại đã tăng 9,2% trong năm 2008 thì nay năm 2009 sẽ giảm chỉ còn 8% và 5,9% vào năm 2010 nhưng năm 2011 sẽ phục hồi và tăng trở lại lên 9,3%

 May Mặc

Ngành công nghiệp may mặc sẽ bớt ảm đạm và có nhiều khả năng phục hồi hơn ngành dệt vì quy mô ngành hàng này lớn hơn, linh hoạt hơn và có nhiều lựa chọn để bù đắp trong thời kỳ suy thoái (ví dụ như phát triển thị trường xuất khẩu mới). Vì vậy, BMI dự báo cho dù giá trị gia tăng hàng may mặc năm 2009 giảm xuống chỉ còn 3% và năm 2010 sẽ giảm mạnh hơn chỉ còn 0,9% thì đến năm 2011 sẽ phục hồi với tốc độ tăng trưởng là 10,3%. Từ năm 2003 đến 2008 tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của giá trị gia tăng mà ngành dệt may mang lại đạt 11,9% vượt tốc độ tăng trưởng GDP tới 7,8%. Nhưng trong vòng năm năm tới, tốc độ này chỉ còn 4,8% thấp hơn so với tốc độ GDP ở mức 7%. BMI dự báo tốc độ xuất khẩu hàng dệt may sẽ giảm 18,6% (tương đương khoảng 8,74 tỉ đô-la Mỹ) trong năm 2009; còn nhập khẩu giảm 20,4% (tương đương khoảng 5,04 tỉ đô-la Mỹ). Tăng trưởng xuất khẩu bình quân ở mức 22,4%/năm giai đoạn 2003 - 2008 có thể giảm xuống chỉ còn 1,8% trong giai đoạn 2008 - 2013.

 Bảng số liệu và dự báo tình hình sản xuất và XNK dệt may của Việt Nam giai đoạn 2006-2013

Sản xuất

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Giá trị gia tăng, triệu đô la Mỹ

3.205,5

3.899,6

5.136,8

4.789,3

4.764,5

5.721,1

6.847,6

7.759,3

Giá trị gia tăng, % trong GDP

5,3

5,5

5,7

5,2

4,9

5,0

5,0

5,1

Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng, %

13,2

13,5

9,2

-3,0

-0,9

9,8

9,2

9,0

Giá trị gia tăng ngành dệt, triệu đô la Mỹ

325,0

368,9

402,8

390,7

387,2

423,2

460,0

499,2

Thương mại quốc tế

 

 

 

 

 

 

 

 

Kim ngạch XK hàng dệt, triệu đôla Mỹ

1.058,0

1.352,0

1.690,0

1.318,2

1.453,5

1.598,8

1.742,7

1.912,7

Tăng trưởng kim ngạch XK hàng dệt hàng năm

45,9

27,8

25,0

-22,0

10,3

10,0

9,0

9,8

Kim ngạch XK hàng dệt trong tổng kim ngạch XK

2,7

2,8

2,7

2,3

2,3

2,3

2,2

2,2

Kim ngạch NK hàng dệt, triệu đôla Mỹ

3.988,0

4.940,0

5.874,8

4.699,8

5.056,9

5.166,8

4.990,7

5.096,5

Tăng trưởng kim ngạch NK hàng năm

16,1

23,9

18,9

-20,0

7,6

2,2

-3,4

2,1

Kim ngạch NK hàng dệt trong tổng kim ngạch XK

10,0

10,2

7,3

6,8

6,8

6,4

5,5

5,2

Cán cân thương mại ngành dệt, triệu đôla Mỹ

-2.930,0

-3.588,0

-4.184,8

-3.381,6

-3.603,4

-3.568,0

-3.247,9

-3.183,8

Kim ngạch XK hàng may mặc, triệu đôla Mỹ

5.579,0

7.186,0

9.054,4

7.424,6

8.335,4

8.898,6

8.929,0

9.505,3

Tăng trưởng kim ngạch XK hàng may mặc hàng năm

19,2

28,8

26,0

-18,0

12,3

6,8

0,3

6,5

Kim ngạch XK hàng may mặc trong tổng kim ngạch XK

14,0

14,8

14,3

13,0

13,3

12,9

11,3

10,7

Kim ngạch NK hàng may mặc, triệu đôla Mỹ

271,0

426,0

449,8

337,3

379,8

414,0

451,3

497,3

Tăng trưởng kim ngạch NK hàng may mặc hàng năm

-18,4

57,2

5,6

-25,0

12,6

9,0

9,0

10,2

Kim ngạch NK hàng may mặc trong tổng kim ngạch XK

0,6

0,7

0,6

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

Cán cân thương mại ngành may mặc, triệu đôla Mỹ

5.308,0

6.760,0

8.604,6

7.087,2

7.955,6

8.484,6

8.477,7

9.008,0

Kim ngạch XK dệt may, triệu đôla Mỹ

6.637,0

8.538,0

10.744,4

8.742,8

9.788,9

10.497,4

10.671,7

11.418,1

Tăng trưởng kim ngạch XK dệt may hàng năm

22,8

28,6

25,8

-18,6

12,0

7,2

1,7

7,0

Kim ngạch NK dệt may, triệu đôla Mỹ

4.259,0

5.366,0

6.324,6

5.037,2

5.436,7

5.580,8

5.441,9

5.593,8

Tăng trưởng kim ngạch NK dệt may hàng năm

13,1

26,0

17,9

-20,4

7,9

2,7

-2,5

2,8

Kim ngạch XK hàng dệt trong tổng kim ngạch XK dệt may

15,9

15,8

15,7

15,1

14,8

15,2

16,3

16,8

Kim ngạch XK hàng may mặc trong tổng kim ngạch XK dệt may

84,1

84,2

84,3

84,9

85,2

84,8

83,7

83,2

Kim ngạch NK hàng dệt trong tổng kim ngạch XK dệt may

93,6

92,1

92,9

93,3

93,0

92,6

91,7

91,1

Kim ngạch NK hàng may mặc trong tổng kim ngạch XK dệt may

6,4

7,9

7,1

6,7

7,0

7,4

8,3

8,9

Nguồn: World Bank, UNIDO, WTO

 

 

Nguồn:Vinanet