(VINANET) – Không chủ động được nguồn nguyên liệu dược phẩm, phụ thuộc nhiều vào nước ngoài, số liệu thống kê của Bộ Y tế cho biết, Việt Nam tiêu thụ hơn 50.000 tấn dược liệu mỗi năm trong đó 60-70% được nhập từ nước ngoài.
Thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam thì tháng 10/2014, Việt Nam đã nhập khẩu 26 triệu USD mặt hàng nguyên phụ liệu dược phẩm, giảm 9% so với tháng 9, tính chung từ đầu năm cho đến hết tháng 10 Việt Nam đã nhập khẩu 289,4 triệu USD mặt hàng này, tăng 18,14% so với cùng kỳ năm 2013.
Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu dược phẩm từ 10 thị trường trên thế giới, trong đó nguồn nguyên liệu dược phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc chiếm thị phần lớn, chiếm 56,9%, đạt 164,7 triệu USD, tăng 31,84% so với cùng kỳ.
Là nguồn cung chính mặt hàng dược phẩm, nhưng Ấn Độ cũng là một trong số những thị trường cung cấp nguyên liệu dược phẩm chủ yếu cho Việt Nam, chỉ đứng thứ hai sau Trung Quốc, đạt 46,8 triệu USD, chiếm 16,2% thị phần, tăng 17,79%.
Nguồn cung lớn thứ ba là thị trường Tây Ban Nha, đạt 12,2 triệu USD, tăng 5,21%.
Ngoài ba thị trường chính kể trên, Việt Nam còn nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm từ các thị trường khác như: Áo, Italia, Đức, Pháp, Anh….
Đáng chú ý, nhập khẩu nguyên liệu dược phẩm từ thị trường Italia tuy kim ngạch chỉ đạt 8,6 triệu USD, nhưng lại có mức tăng trưởng vượt trội, tăng 76,81%.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm 10 tháng 2014 – ĐVT: USD
Thị trường
|
KNNK 10T/2014
|
KNNK 10T/2013
|
% so sánh +/- KN
|
Tổng KN
|
289.421.638
|
244.982.134
|
18,14
|
Trung Quốc
|
164.799.571
|
125.000.740
|
31,84
|
Ấn Độ
|
46.898.186
|
39.813.995
|
17,79
|
Tây Ban Nha
|
12.272.010
|
11.664.035
|
5,21
|
Áo
|
10.813.732
|
15.893.558
|
-31,96
|
Italia
|
8.601.836
|
4.865.010
|
76,81
|
Đức
|
6.153.327
|
7.933.517
|
-22,44
|
Pháp
|
4.656.005
|
5.421.792
|
-14,12
|
Anh
|
3.455.242
|
2.787.652
|
23,95
|
Hàn Quốc
|
3.388.393
|
3.663.063
|
-7,50
|
Thụy Sỹ
|
2.538.587
|
3.846.465
|
-34,00
|
Singapore
|
3.718.775
|
|
|
Để giảm lệ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, tăng khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm dược, đặc biệt là phát triển các sản phẩm dược có lợi thế như đông dược thì cần chuẩn hóa vùng nguyên liệu tập trung.
Tiềm năng về dược liệu tại Việt Nam còn rất lớn nhờ hệ sinh thái phong phú và đa dạng. Khai thác thế mạnh đó, nhiều doanh nghiệp dược trong nước đã và đang phát triển vùng nguyên liệu riêng với quy mô lớn nhỏ khác nhau.
Đối với nguồn dược liệu có nguồn gốc từ động vật như sữa ong chúa, cao rắn hổ mang, mỡ trăn…, các nhà khoa học Việt Nam thực hiện chuyển giao cho các công ty dược phẩm sau nghiên cứu.
Việc chuẩn hóa nguồn nguyên liệu trong sản xuất dược phẩm không chỉ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, mà còn giúp doanh nghiệp Việt Nam tự tin khi đưa sản phẩm của mình ra thế giới.
Xuất khẩu dược phẩm ra thị trường quốc tế với nhiều doanh nghiệp dược sẽ còn là thách thức. Tuy nhiên, đây là tín hiệu đáng mừng cho việc nhiều doanh nghiệp dược phẩm đã tìm ra hướng đi đúng đắn cho mình. Và chắc chắn rằng, việc đầu tư chuẩn hóa nguồn nguyên liệu dược phẩm phải là nhiệm vụ sống còn và then chốt với mỗi doanh nghiệp dược phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Nguồn: Vinanet
Nguồn:Vinanet