menu search
Đóng menu
Đóng

Nhập khẩu dược phẩm và nguyên phụ liệu chiếm 1,8% tỷ trọng

11:21 28/08/2012

Bảy tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã chi 1,1 tỷ USD để nhập khẩu mặt hàng dược phẩm và nguyên phụ liệu, tăng 36,3% so với cùng kỳ năm 2011, chiếm 1,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Tính riêng tháng 7/2012, đã nhập khẩu 302,4 triệu USD hàng dược phẩm và nguyên phụ liệu.
 
 


Từ hàng ngàn năm nay thuốc phòng, chữa bệnh đã trở thành một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống con người. Với hơn 84 triệu dân thì việc phát triển ngành dược phẩm là một điều tất yếu và rất đáng được quan tâm ở Việt Nam. Nước ta là nước nhiệt đới nhiều bệnh tật phát sinh nên nhu cầu sử dụng thuốc hàng năm là rất lớn.

Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, 7 tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã chi 1,1 tỷ USD để nhập khẩu mặt hàng dược phẩm và nguyên phụ liệu, tăng 36,3% so với cùng kỳ năm 2011, chiếm 1,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Tính riêng tháng 7/2012, đã nhập khẩu 302,4 triệu USD hàng dược phẩm và nguyên phụ liệu.

Về mặt hàng dược phẩm, kim ngạch nhập khẩu trong tháng 7 tăng so với tháng trước đó, tăng 13,81%, tương đương với 167,5 triệu USD, nâng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này 7 tháng đầu năm lên 996,5 triệu USD, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 86,5% tỷ trọng.

Các mặt hàng thuốc hiện nay trên thị trường Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ thị trường Pháp, với kim ngạch 157,6 triệu USD, chiếm 15,8% tỷ trọng. Tính riêng tháng 7/2012, nhập khẩu dược phẩm từ thị trường Pháp tăng 3,91% so với tháng liền kề trước đó, tương đương với kim ngạch 24,8 triệu USD.

Đứng thứ hai là thị trường Ấn Độ với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 7 là 20,5 triệu USD, tăng 22,36% so với tháng 6, nâng kim ngạch nhập khẩu dược phẩm từ thị trường Ấn Độ 7 tháng đầu năm 2012 lên 130,8 triệu USD, tăng 3,93% so với 7 tháng 2011.

Nhìn chung, 7 tháng đầu năm nay, nhập khẩu dược phẩm đều tăng trưởng ở hầu khắp các thị trường, số thị trường giảm kim ngạch chỉ chiếm 14,8%, đó là các thị trường: Thụy sỹ giảm 0,36%; Thái Lan giảm 27,18%; Áo giảm 7,42%; Đài Loan giảm 21,15%.

Đáng chú ý, nhập khẩu dược phẩm từ thị trường Philippin kim ngạch chỉ đạt 13,8 triệu USD, nhưng lại có sự tăng trưởng vượt bậc, tăng 244,57%.

Thị trường nhập khẩu dược phẩm tháng 7, 7 tháng năm 2012

ĐVT: USD

 

KNNK T6/2012

KNNK T7/2012

KNNK

7T/2012

KNNK 7T/2011

% +/- KN so T6/2012

% +/- KN so cùng kỳ

Tổng KNNK

147.219.868

167.551.317

996.584.786

827.695.061

13,81

20,40

Pháp

23.936.572

24.872.629

157.630.541

136.803.385

3,91

15,22

An Độ

16.833.885

20.597.175

130.823.601

125.882.655

22,36

3,93

Hàn Quốc

14.150.073

13.702.889

95.144.318

84.361.675

-3,16

12,78

Đức

11.951.019

18.442.137

82.966.565

66.480.640

54,31

24,80

Italia

6.641.630

9.485.374

50.823.746

36.315.965

42,82

39,95

Anh

7.675.040

5.688.583

44.411.733

28.734.843

-25,88

54,56

Hoa Kỳ

6.108.162

6.061.901

38.497.645

37.494.880

-0,76

2,67

Bỉ

3.340.531

3.752.543

34.966.995

21.543.598

12,33

62,31

Thuỵ Sỹ

5.429.629

6.364.924

32.067.104

32.182.117

17,23

-0,36

Trung Quốc

3.333.078

4.278.811

23.753.343

17.749.904

28,37

33,82

Oxtrâylia

4.522.784

3.787.953

22.267.355

19.430.591

-16,25

14,60

Thuỵ Điển

3.302.656

3.871.752

20.569.603

9.267.287

17,23

121,96

Thái Lan

3.020.941

3.171.972

17.981.630

24.694.785

5,00

-27,18

Tây Ban Nha

1.599.827

3.489.663

16.149.885

9.280.149

118,13

74,03

Áo

2.307.598

1.124.774

15.181.382

16.397.500

-51,26

-7,42

Hà Lan

2.692.090

3.809.989

14.137.073

11.447.091

41,53

23,50

Philippin

2.803.629

1.505.274

13.861.675

4.022.841

-46,31

244,57

Achentina

1.957.959

1.638.168

13.046.000

10.123.460

-16,33

28,87

Nhật Bản

1.486.203

2.014.158

12.071.175

9.644.288

35,52

25,16

Indonesia

1.466.284

3.025.017

11.529.519

9.564.914

106,30

20,54

Đài Loan

1.630.636

2.250.000

11.163.405

14.157.762

37,98

-21,15

Đan Mạch

315.226

1.768.322

8.383.256

4.595.737

460,97

82,41

Ba Lan

1.792.159

1.095.924

7.983.500

7.617.839

-38,85

4,80

Xingapo

1.283.913

580.628

7.142.408

6.938.932

-54,78

2,93

Canada

579.531

1.088.003

5.314.367

3.708.760

87,74

43,29

Malaixia

491.868

1.097.527

4.182.604

4.140.390

123,13

1,02

Nga

64.865

799.835

2.987.892

2.077.351

1.133,08

43,83

(Nguồn số liệu: TCHQ Việt Nam)

Đối với nguyên phụ liệu dược phẩm, 7 tháng đầu năm Việt Nam đã nhập khẩu 154,6 triệu USD, tăng 826,69% so với cùng kỳ năm trước, tính riêng tháng 7/2012, nhập khẩu mặt hàng này tăng so với tháng liền kề trước đó, tăng 580,06% , tương đương với 134,8 triệu USD.

Trung Quốc – tiếp tục là thị trường chính nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm của Việt Nam trong thời gian này, đạt 84,6 triệu USD, chiếm 54,7% tỷ trọng, tăng 1210,61% so với 7 tháng 2011. Nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm từ thị trường Trung Quốc trong tháng 7 cũng tăng 7,09% so với tháng 6/2012.

Nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm trong 7 tháng đầu năm nay đều tăng trưởng ở hầu khắp các thị trường và đều tăng trưởng khá mạnh.

Đáng chú ý, nhập khẩu mặt hàng này từ thị trường Thụy Sỹ trong 7 tháng đầu năm nay tăng trưởng vượt bậc, tăng 3320,32% so với cùng kỳ năm trước, tương đương với 2,4 triệu USD.

Thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm tháng 7, 7 tháng năm 2012

ĐVT: USD

Thị trường

KNNK T7/2012

KNNK 7T/2012

KNNK T7/2011

% +/- KN so T6/2012

% +/- KN so cùng kỳ

Tổng KN

134.857.032

154.687.276

16.692.489

580,06

826,69

Trung Quốc

12.708.698

84.643.724

6.458.345

7,09

1,210,61

Ấn Độ

3.404.502

29.543.261

5.682.713

-10,18

419,88

Tây Ban Nha

1.815.428

5.650.324

1.752.725

212,09

222,37

Áo

909.650

5.273.365

176.800

86,98

2.882,67

Đức

227.249

5.073.948

336.982

-54,98

1.405,70

Pháp

368.232

2.986.378

150.265

157,54

1.887,41

Hàn Quốc

492.216

2.569.637

320.143

66,24

702,65

Italia

405.907

2.461.160

932.700

57,62

163,87

Thụy Sỹ

308.081

2.456.217

71.812

-0,55

3.320,34

Anh

356.828

2.029.746

165.549

-5,72

1.126,07

Nhật Bản

83.480

427.588

48.276

28,92

785,72

Hiện nay, cả nước có 180 doanh nghiệp sản xuất thuốc bao gồm cả tân dược và đông dược, trong số đó có 100 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược, 80 doanh nghiệp sản xuất thuốc đông dược, ngoài ra có 5 doanh nghiệp sản xuất vắcxin, sinh phẩm y tế.

Theo tiến sỹ Cao Minh Quang, ngành công nghiệp bào chế thuốc của Việt Nam liên tục tăng trưởng trong các năm, đặc biệt giá trị thuốc sản xuất trong nước năm 2010 đạt khoảng 919 triệu USD, tăng 10% so với năm 2009.

Việt Nam đã sản xuất được hầu hết hoạt chất trong danh mục thiết yếu, đáp đứng được nhu cầu về thuốc phòng và chữa bệnh cho y tế. Trong giai đoạn 2001-2010, công nghiệp bào chế thuốc trong nước đã liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao, đảm bảo khoảng 50% lượng thuốc tiêu thụ.

Việt Nam đã sản xuất được nhiều loại thuốc chuyên khoa, đặc trị với các dạng bào chế hiện đại  hư thuốc tim mạch, tiểu đường, huyết áp, thần kinh, nội tiết… Đặc biệt, các nhà sản xuất vắcxin trong nước cũng đã sản xuất được tất cả các loại vắcxin phục vụ chương trình tiêm chủng mở rộng.

Tuy nhiên, một số nhóm thuốc doanh nghiệp trong nước vẫn chưa thể sản xuất như nhóm thuốc gây mê, nhóm thuốc giải độc đặc hiệu, nhóm thuốc chống ung thư, thuốc chống Parkinson, chế phẩm máu…

Mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, tình trạng sức khỏe cũng được quan tâm nhiều hơn. Vì vậy nhu cầu sử dụng thuốc để chăm sóc sức khỏe cũng tăng lên. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành dược Việt Nam.

Nguồn:Vinanet