menu search
Đóng menu
Đóng

Nhập khẩu nguyên liệu dệt may, da giày 6 tháng tăng trên 29% kim ngạch

09:16 04/08/2014

Nguyên phụ liệu dệt may, da giày nhập khẩu về Việt Nam liên tục tăng trong 5 tháng đầu năm, nhưng sang tháng 6 kim ngạch sụt giảm 8,21%, đạt 422,3 triệu USD; tính chung cả 6 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này vẫn tăng 29,18% so với cùng kỳ, trị giá 2,28 tỷ USD.

Nguyên phụ liệu sản xuất giày dép chiếm tới 68-75% trong cơ cấu giá thành sản phẩm giày dép, nhưng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm này của doanh nghiệp Việt Nam hiện chỉ đạt 40-45%. Các nguyên liệu quan trọng như da thuộc, da nhân tạo, vải mũ giày hầu hết phải nhập khẩu. Nguyên phụ liệu dệt may, da giày nhập khẩu về Việt Nam liên tục tăng trong 5 tháng đầu năm, nhưng sang tháng 6 kim ngạch sụt giảm 8,21%, đạt 422,3 triệu USD; tính chung cả 6 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này vẫn tăng 29,18% so với cùng kỳ, trị giá 2,28 tỷ USD.

Trong tháng 6/2014, nhập khẩu nhóm hàng này từ hầu hết các thị trường đều sụt giảm so với tháng trước đó, trong đó nhập khẩu từ một số thị trường như: Pakistan, Tây Ban Nha, Singapore giảm mạnh từ 40-50% về kim ngạch. Tuy nhiên, nhập khẩu từ thị trường Canada lại đột ngột tăng mạnh tới 2.563% so với tháng 5.

Tính chung trong 6 tháng đầu năm, Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp hàng đầu các loại nguyên liệu dệt may, da giày cho Việt Nam, chiếm 32,98% trong tổng kim ngạch, với trị giá 751,55 triệu USD; tiếp đến là cac thị trường lớn cũng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD như: Hàn Quốc chiếm 17,69%, trị giá 403,06 triệu USD; Đài Loan chiếm 10,37%, trị giá 236,32 triệu USD; Hoa Kỳ chiếm 5,54%, trị giá triệu USD; Nhật Bản chiếm 5,07%, trị giá triệu USD; Hồng Kông chiếm 4,89%, trị giá triệu USD. 

Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này từ hầu hết các thị trường trong 6 tháng đầu năm nay đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó nhập khẩu tăng mạnh ở các thị trường như: Braxin (+105,46%, đạt 68,15 triệu USD), Australia (+88,91%, đạt 15,77 triệu USD), Hà Lan (+68,35%, đạt 1,5 triệu USD). Ngược lại, nhập khẩu giảm mạnh từ thị trường Ba Lan, Áo và Singapore với mức giảm tương ứng là 68,13%, 58,51% và 32,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày 6 tháng đầu năm 2014. ĐVT: USD

 

Thị trường

 

T6/2014

 

 6T/2014

 T6/2014 so với T5/2014(%)

T6/2014 so với T6/2014(%)

6T/2014 so với cùng kỳ(%)

Tổng kim ngạch

       422.300.568

       2.278.705.287

-8,21

+36,92

+29,18

Trung Quốc

        135.407.183

           751.547.284

-9,24

+46,57

+34,23

Hàn Quốc

          76.646.905

           403.060.694

-2,66

+14,87

+20,40

Đài Loan

          45.434.751

           236.324.599

-0,45

+34,00

+14,20

Hoa Kỳ

          23.726.450

           126.227.673

-0,05

+50,25

+49,27

Nhật Bản

          23.794.925

           115.490.414

+0,41

+30,83

+21,59

Hồng Kông

          15.775.618

           111.349.418

-29,87

+4,58

+2,81

Thái Lan

          17.675.089

             92.489.894

-2,78

+55,35

+38,51

Italia

          14.983.295

             88.062.836

-35,96

+25,35

+50,93

Braxin

          11.090.987

             68.150.292

-23,32

+104,01

+105,46

Ấn Độ

            9.753.347

             58.240.171

-23,71

+51,67

+53,45

Indonesia

            2.265.004

             17.880.451

-27,36

-51,39

-28,84

Achentina

            4.393.115

             17.869.252

+51,78

+29,47

-4,05

Đức

            2.891.255

             15.933.997

-14,53

+47,59

+11,33

Australia

            3.496.643

             15.770.834

-8,39

+104,95

+88,91

Malaysia

            1.847.244

             14.936.398

-33,60

+3,56

+35,17

NewZealand

            1.822.297

             14.597.650

-22,08

-9,61

-7,14

Pakistan

            1.716.467

             12.841.007

-49,65

+29,15

+31,94

Tây Ban Nha

            1.359.851

             10.579.268

-46,15

+49,17

+37,08

Anh

               914.047

               6.125.226

-20,87

-66,88

-19,15

Pháp

               582.712

               3.505.067

-3,53

+11,99

-18,22

Canada

              921.628

               1.683.698

+2562,66

+139,40

-11,46

Hà Lan

               281.949

               1.496.045

-23,89

+79,10

+68,35

Ba Lan

               238.927

               1.206.056

+2,57

-42,41

-68,13

Singapore

               132.515

                  803.995

-41,22

-21,30

-32,40

Áo

                 67.617

                  381.031

-3,54

-44,24

-58,51

Nguyên phụ liệu da giày hầu hết phải nhập khẩu, tỷ lệ nội địa hóa thấp: Hiện nay tỷ lệ nội địa hóa đối với da thuộc thành phẩm ước tính dưới 30%. Trong đó, doanh nghiệp thuộc da trong nước chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân, có các xưởng thuộc da nhỏ và vừa, chỉ sử dụng nguồn da nguyên liệu (raw hides) trong nước. Do chất lượng thấp nên da thuộc thành phẩm của các doanh nghiệp này hầu như chỉ dùng để sản xuất các mặt hàng tiêu dùng nội địa, không đạt tiêu chuẩn làm hàng xuất khẩu.

Các doanh nghiệp trong nước chiếm gần 70% về số lượng doanh nghiệp thuộc da, nhưng chỉ chiếm 35% tổng sản lượng da thuộc sản xuất tại Việt Nam. Chỉ có một số ít doanh nghiệp lớn trong nước có chất lượng cao, được cung cấp cho các nhà máy sản xuất giày da, túi xách xuất khẩu.

Doanh nghiệp thuộc da có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (FDI) bao gồm các nhà máy thuộc da quy mô lớn của Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc. Mặc dù chỉ chiếm 31,4% về số doanh nghiệp, nhưng sản xuất 57% sản lượng da thuộc thành phẩm chất lượng cao.

Hiện Việt Nam vẫn phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu mũ giày (giả da, da nhân tạo, da tráng PU) từ Đài Loan, Hàn Quốc và Trung Quốc. Một số doanh nghiệp trong LEFASO đã xúc tiến đầu tư, xây dựng nhà máy sản xuất PU. Hiện tỷ lệ nội địa hóa da tổng hợp, da nhân tạo đạt khoảng 35%.

Đối với vải làm giày dép, Việt Nam mới chỉ cung ứng được vải cho sản xuất loại giày vải cấp thấp. Ngành dệt vải Việt Nam chưa chú trọng sản xuất vải dùng cho ngành giày dép. Do đó, các chủng loại vải cao cấp đều phải nhập khẩu. Tỷ lệ nội địa hóa vải làm mũ giày hiện đạt trên 70%.

Hiện trong nước chỉ sản xuất được đế giày thể thao, và đế ngoài của giày nữ (gót, đế đúc liền gót,...). Nguyên liệu cao su tự nhiên để sản xuất đế trong nước có thể đáp ứng được, còn cao su tổng hợp phải nhập hoàn toàn. Các loại đế gót giày cao cấp, tấm đế cao cấp phải nhập khẩu. Tỷ lệ nội địa hóa của đế và gót giầy đạt trên 60%.

Phom giày các loại hầu hết đã được sản xuất trong nước chủ yếu là phom nhựa, ngoài ra còn có phom nhôm, phom gỗ. Tỷ lệ nội địa hóa phom giầy khá cao, khoảng 70%.

Ngành giày sử dụng khá nhiều keo dán, đặc biệt keo dán có nguồn gốc tự nhiên. Hiện các loại keo dán sản xuất trong nước như keo dán VICTOR, NANPAO, NOTAPE không cạnh tranh được với keo dán của Trung Quốc về giá. Tỷ lệ nội địa hóa của keo dán, dung môi, hóa chất trau chuốt của ngành da giày khoảng 50%. Ngoài ra, hầu hết máy móc thiết bị sản xuất sử dụng trong ngành da giày đều phải nhập khẩu, chủ yếu từ Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc.

Nguồn: Lefaso

 

Nguồn:Tin tham khảo