menu search
Đóng menu
Đóng

Nhật Bản – đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam

16:23 11/06/2012

Nhật Bản là một trong những đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản đã phát triển tốt đẹp và bền vững với lịch sử quan hệ gần 40 năm kể từ khi hai nước thiếp lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973...
 
 

(VINANET)

Nhật Bản là một trong những đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản đã phát triển tốt đẹp và bền vững với lịch sử quan hệ gần 40 năm kể từ khi hai nước thiếp lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973. Cùng với Hiệp định đối tác toàn diện Nhật Bản – ASEAN, hai bên đã ký kết Hiệp định đối tác song phương Việt – Nhật năm 2008, tạo ra khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho phát triển quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước.

Phó Vụ trưởng Vụ thị trường Châu Á- Thái Bình Dương, Bộ Công Thương – người có kinh nghiệm nhiều năm làm tùy viên thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, thị trường Nhật bản có lợi cho DN Việt Nam vì hai nền kinh tế Việt Nam – Nhật Bản bổ sung lẫn nhau. Đặc thù này thể hiện ở chỗ nhiều hàng hóa của Việt Nam vào Nhật Bản không bị cạnh tranh nhau.

Các doanh nghiệp Việt Nam cũng lưu ý, thị trường Nhật Bản khá khó tính về các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu, người Nhật Bản đặc biệt trọng chữ tín trên thị trường. Do đó, các DN Việt muốn thâm nhập và làm ăn được tại thị trường này, cần phải nghiên cứu, hiểu và đáp ứng tốt các tiêu chuẩn kỹ thuật; nghiêm túc, giữ chữ tín.

Một trong những lợi thế đặc biệt hiện nay là sau 10 năm nền kinh tế Nhật Bản có phần trầm lắng hơn, thu nhập của người dân chững lại, thậm chí thấp hơn nên xu hướng tiều dùng hàng bình dân đang dần chiếm ưu thế. Đây là một khe thị trường cho hàng Việt Nam tiếp cận.

Năm 2011, mặc dù Nhật Bản phải chịu đại thảm họa động đất, sóng thần và khủng hoảng hạt nhân trầm trọng, nhưng quan hệ hợp tác, kinh tế, thương mại, công nghiệp và đầu tư giữa hai nước vẫn phát triển mạnh mẽ.

Về thương mại, theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Nhật Bản đã đạt 21,1 tỷ USD năm 2011, tăng hơn 26% so với 16,7 tỷ USD năm 2010. Trong đó, kim ngạch XK của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 10,7 tỷ USD, tăng 39% so với năm 2010.

Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, 4 tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu 4,2 tỷ USD hàng hóa sang thị trường Nhật Bẩn, giảm 12,06% so với cùng kỳ năm trước, tính riêng tháng 4/2012, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này chỉ đạt trên 1 tỷ USD, giảm 20,82% so với tháng 4/2011.

Các mặt hàng chính xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trong thời gian này là dầu thô, hàng dệt may, phương tiện vận tải và phụ tùng, máy móc thiết bị, hàng thủy sản… nếu không tính dầu thô, thì hàng dệt may xuất khẩu sang Nhật Bản có kim ngạch cao nhất, đạt 580,1 triệu USD, giảm 71,84% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 4, Việt Nam đã xuất khẩu 128,8 triệu USD hàng dệt may sang Nhật Bản, giảm 74,84% so với tháng 4/2011.

Dệt may Việt Nam là một trong các mặt hàng có nhiều tiềm năng vào thị trường Nhật Bản. Trước đây, người Nhật Bản sẵn sàng bỏ nhiều tiền để mua những sản phẩm chất lượng hoàn hảo thì hiện nay xu hướng tiêu thụ hàng phẩm cấp trung bình ngày càng nhiều, đặc biệt là sau trận động đất và sóng thần hồi tháng 3/2011 cộng thêm những khó khăn do khủng hoảng kinh tế. Đây là cơ hội mới cho hàng Việt Nam tiếp cận thị trường này.

Đối với mặt hàng thủy sản, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu tôm chủ yếu của Việt Nam, đạt 161 triệu USD, tăng 21,1% so với cùng kỳ năm 2011 và chiếm 26,9% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước.

Đáng chú ý, mặt hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng là mặt hàng có kim ngạch tăng trưởng cao nhất so với cùng kỳ năm 2011. Bốn tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu 393,8 triệu USD máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng sang Nhật Bản, tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật Bản tháng 4, 4 tháng năm 2012

ĐVT: USD

(Nguồn: TCHQ Việt Nam)

 

KNXK T4/2012

KNXK 4T/2012

KNXK 4T/2011

% +/- KN so T4/2011

% +/- KN so cùng kỳ

Tổng kim ngạch

1.039.956.160

4.206.961.476

4.784.132.411

-20,82

-12,06

Dầu thô

223.421.171

942.996.364

84.726.496

*

1.012,99

hàng dệt, may

138.827.653

580.183.666

2.060.113.152

-74,84

-71,84

Phương tiện vận tải và phụ tùng

130.455.017

532.678.367

61.166.270

905,84

770,87

máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

94.400.846

393.802.501

15.345.806

89,08

2.466,19

Hàng thủy sản

93.127.803

311.355.825

297.637.170

3,50

4,61

gỗ và sản phẩm gỗ

52.541.788

201.479.291

388.382.594

-54,23

-48,12

máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

24.349.494

112.854.181

148.344.415

-31,21

-23,92

sản phẩm từ chất dẻo

26.714.404

108.112.304

34.584.818

154,41

212,60

giày dép các loại

14.117.685

103.178.714

539.862.013

-91,15

-80,89

cà phê

13.321.229

65.803.299

162.323.460

-53,49

-59,46

túi xách, ví, vali, mũ và ô dù

12.880.527

58.307.498

9.685.801

418,56

501,99

Dây điện và dây cáp điện

16.306.363

56.114.764

59.505.892

19,07

-5,70

Than đá

10.513.000

53.230.351

 

 

*

sản phẩm hóa chất

13.287.352

47.511.006

6.407.147

566,02

641,53

hóa chất

12.921.509

46.296.416

2.927.191

1.222,33

1.481,60

sản phẩm từ sắt thép

12.696.956

45.390.910

62.419.906

-44,76

-27,28

Điện thoại các loại và linh kiện

6.137.054

34.773.550

 

 

*

Kim loại thường và sản phẩm

8.194.980

27.762.670

 

 

*

giấy và các sản phẩm từ giấy

6.328.097

25.548.783

38.875.710

-61,38

-34,28

Xăng dầu các loại

10.623.140

24.362.395

 

 

*

sản phẩm gốm, sứ

6.169.188

22.268.441

14.811.243

87,50

50,35

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

5.709.162

21.256.059

 

 

*

sản phẩm từ cao su

5.555.450

18.457.174

11.191.115

61,15

64,93

thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

2.902.974

16.510.499

9.074.489

11,84

81,94

Hàng rau quả

4.487.665

15.659.984

8.260.382

78,44

89,58

sản phẩm mây, tre, cói và thảm

3.360.308

12.136.338

33.789.876

-92,39

-64,08

đá quý, kim loại quý và sản phẩm

3.598.505

11.296.751

22.211.035

-31,11

-49,14

cao su

2.064.383

10.465.820

24.754.264

18,62

-57,72

Quặng và khoáng sản khác

4.284.585

9.716.969

 

 

*

bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

1.930.733

8.083.087

8.233.723

-12,17

-1,83

Xơ sợi dệt các loại

2.305.046

6.483.433

 

 

*

hạt tiêu

1.396.317

5.566.223

1.335.485

322,90

316,79

chất dẻo nguyên liệu

1.337.568

4.640.451

 

 

*

sắt thép các loại

590.252

2.455.576

1.864.899

-35,84

31,67

Hạt điều

897.184

2.371.314

93.703.098

-96,74

-97,47

sắn và các sản phẩm từ sắn

452.335

1.076.152

 

 

*

 Về lĩnh vực đầu tư – Nhật Bản là nhà đầu tư dẫn đầu trong số 26 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2012, với tổng số vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,3 tỷ USD, chiếm 88,8% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

Tuy Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 17% đến 20% kim ngạch xuất khẩu. Nhưng nếu so với các nước xuất khẩu khác vào thị trường Nhật Bản thì tỷ lệ xuất khẩu của Việt Nam còn rất khiêm tốn. Năm 2011, thị phần của Việt Nam tại Nhật Bản chỉ chiếm 1.26%.

Theo Trưởng phòng Đông Bắc Á, Vụ Thị trường châu Á- Thái Bình Dương (Bộ Công Thương): Sở dĩ các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn khi thâm nhập thị trường này là những tiêu chuẩn đặc thù kỹ thuật về công nghiệp và nông nghiệp rất khắt khe. Hàng hóa của Việt Nam phải đạt được hai tiêu chuẩn này mới được phép lưu thông tại Nhật Bản. Ngoài ra, hệ thống phân phối ở Nhật Bản khá phức tạp; chi phí về xúc tiến thương mại, điều tra thị trường của các doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường này khá cao; những rào cản kỹ thuật về quy giới hạn du lượng dược chất trong từng sản phẩm nông nghiệp khi nhập khẩu vào Nhật Bản rất khắt khe.

Vì vậy theo các chuyên gia, để thâm nhập vào thị trường này các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt thông tin và hiểu biết về tập quán kinh doanh của người Nhật. Người Nhật hoạt động trên cơ sở tin tưởng, lấy chữ “tín” làm đầu, do đó các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi làm việc và giao dịch với các đối tác Nhật. Cách sử dụng danh thiếp, catalogue công ty, đúng hẹn là những yếu tố không thể thiếu để tạo lòng tin từ lần gặp gỡ đầu tiên. Thiếu một trong các yếu tố trên, đặc biệt là thiếu danh thiếp vì lý do quên không mang hoặc không có, việc hợp tác làm ăn sẽ gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, việc chuẩn bị các thông tin về khách hàng trước khi dự hội chợ ngành hàng tại Nhật Bản sẽ giúp đạt hiệu qủa đàm phán và tiết kiệm được nhiều chi phí. Cùng với việc tận dụng các kênh hỗ trợ của Việt Nam và Nhật Bản như thương vụ Việt Nam, các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp cũng nên khai thác triệt để những ưu đãi do các hiệp định song phương và đa phương mang lại đồng thời, việc hiểu biết các quy định tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và thực tế kiểm dịch tại Nhật Bản cũng sẽ giúp các doanh nghiệp cung cấp được sản phẩm ổn định chất lượng, hạn chế bị trả lại hàng và rút ngắn thời gian kiểm dịch.

 

 

Nguồn:Vinanet