(VINANET) - Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 4/2014, Việt Nam đã nhập khẩu 362,2 triệu USD mặt hàng sữa và sản phẩm, tăng 13,66% so với cùng kỳ năm trước, tính riêng tháng 4/2014, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt 103 triệu USD, tăng 10,1% so với tháng 3/2014. Trong số những thị trường cung cấp sữa cho Việt Nam thì Niudilân vẫn là thị trường chủ yếu, chiếm 29,2% tổng kim ngạch, tương đương với 105,7 triệu USD, tăng 16,24% so với cùng kỳ.
Thị trường đạt kim ngạch lớn thứ hai là Hoa Kỳ với kim ngạch 71,9 triệu USD, tăng 32,16%...
Nhìn chung, 4 tháng đầu năm nay Việt Nam nhập khẩu sữa từ 13 thị trường trên thế giới, trong đó phần lớn kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường đều tăng trưởng, số thị trường có tốc độ tăng trưởng âm chiếm 30,7%.
Trong số những thị trường có tốc độ tăng trưởng dương thì nhập khẩu từ thị trường Đức tăng trưởng mạnh nhất, tăng 60,70%, tuy kim ngạch chỉ đạt 17,4 triệu USD.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu sữa và sản phẩm 4 tháng 2014 – ĐVT: USD
|
KNNK 4T/2014
|
KNNK 4T/2013
|
% so sánh
|
Tổng KNNK
|
362.247.811
|
318.712.807
|
13,66
|
Niudilân
|
105.780.023
|
91.003.450
|
16,24
|
Hoa Kỳ
|
71.974.708
|
54.462.005
|
32,16
|
Thái Lan
|
26.258.400
|
23.272.474
|
12,83
|
Hà Lan
|
21.867.953
|
18.830.038
|
16,13
|
Đức
|
17.431.281
|
10.846.912
|
60,70
|
Malaisia
|
13.209.118
|
15.815.516
|
-16,48
|
Oxtrâylia
|
9.732.355
|
7.293.448
|
33,44
|
Pháp
|
8.995.811
|
16.318.593
|
-44,87
|
Đan Mạch
|
5.548.362
|
19.840.182
|
-72,03
|
Ba Lan
|
4.023.170
|
2.875.403
|
39,92
|
Hàn Quốc
|
3.160.030
|
4.006.725
|
-21,13
|
Philippin
|
2.842.789
|
2.007.185
|
41,63
|
Tây ban Nha
|
2.621.431
|
1.799.585
|
45,67
|
Từ 1/6 tới sẽ áp giá trần cho 25 sản phẩm sữa. Bộ Tài chính vừa ra quyết định áp giá trần đối với 25 mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Đó là sản phẩm sữa Dielac Alpha, IMP Frisolac Gold, NAN Pro, Enfagrow, Abbott, Similac.
Trong đó, mức giá rẻ nhất đối với loại 400gram Dielac Alpha 123 HT là 72.000 đồng. Loại đắt nhất với dòng 900gram là sữa IMP Frisolac Gold 1 có giá 406.000 đồng/hộp, loại 1,7 kg của Similac Gain Plus có giá đắt nhất với mức giá 692.000 đồng; trong khi đó, loại 1,8 kg của Enfa Grown A+3 hương Vanila có giá 563.000 đồng. Như vậy, với mức giá này đã giảm 10-15% so với mức giá hiện nay do doanh nghiệp kê khai.
Đối với những sản phẩm sữa khác đang lưu thông trên thị trường, Bộ Tài chính yêu cầu các tổ chức, cá nhân so sánh về giá của sản phẩm sữa đó với sản phẩm sữa đã công bố giá tối đa để xác định giá tối đa, gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý giá.
Còn đối với những sản phẩm sữa mới, chưa lưu thông trên thị trường, yêu cầu so sánh với giá của sản phẩm sữa đang lưu thông trên thị trường đã công bố giá tối đa để xác định giá tối đa cho sản phẩm sữa mới, gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý giá.
Theo thông báo của Bộ Tài chính nêu rõ, với giá bán lẻ, giá tối đa trong khâu bán lẻ được xác định bằng giá tối đa trong khâu bán buôn cộng chi phí khác có liên quan theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quản lý giá nhưng tối đa không quá 15% của giá tối đa trong khâu bán buôn.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 1/6/2014; thực hiện trong khâu bán buôn chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành; thực hiện trong khâu bán lẻ chậm nhất sau 20 ngày kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.
Trong quá trình thực hiện quy định về mức giá tối đa đối với sản phẩm sữa nếu có yếu tố dẫn đến phải thay đổi thì căn cứ vào diễn biến thị trường, cơ sở hình thành giá, chi phí sản xuất kinh doanh thực tế của tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý giá sẽ xem xét điều chỉnh.
Nguồn: Vinanet/Báo Công Thương điện tử
Nguồn:Vinanet