menu search
Đóng menu
Đóng

Quí I/2012, xuất khẩu quặng và khoáng sản giảm về lượng nhưng tăng kim ngạch

09:58 14/05/2012

Theo số liệu từ TCHQ Việt Nam, tháng 3/2012, xuất khẩu quặng và khoáng sản đạt 77,2 nghìn tấn, trị giá 14,1 triệu USD, giảm 14% về lượng và giảm 27% về trị giá so với tháng liền kề trước đó. Tính chung toàn quí I/2012, cả nước đã xuất khẩu 179,1 nghìn tấn quặng và khoáng sản, trị giá 38,9 triệu USD, giảm 66,84% về lượng, kim ngạch tăng nhẹ, tăng 7,46% so với quí I/2011.
 
 

(VINANET) - Theo số liệu từ TCHQ Việt Nam, tháng 3/2012, xuất khẩu quặng và khoáng sản đạt 77,2 nghìn tấn, trị giá 14,1 triệu USD, giảm 14% về lượng và giảm 27% về trị giá so với tháng liền kề trước đó. Tính chung toàn quí I/2012, cả nước đã xuất khẩu 179,1 nghìn tấn quặng và khoáng sản, trị giá 38,9 triệu USD, giảm 66,84% về lượng, kim ngạch tăng nhẹ, tăng 7,46% so với quí I/2011.

Ngoài việc xuất khẩu mặt hàng này, Việt nam vẫn phải nhập khẩu. Tháng 3/2012, Việt Nam đã nhập 32,1 nghìn tấn quặng và khoáng sản, trị giá 14,7 triệu USD, tăng 100,4% về lượng và tăng 93,3% về trị giá so với tháng 2/2012, nâng lượng nhập khẩu mặt hàng này 3 tháng đầu năm lên 53,9 nghìn tấn, trị giá trên 34 triệu USD, giảm 26% về lượng nhưng tăng 22,1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Quí I/2012, Việt Nam xuất khẩu quặng và khoáng sản sang các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan…

Trung Quốc tiếp tục là thị trường chính xuất khẩu quặng và khoáng sản của Việt Nam trong quí I này, tuy nhiên, xuất khẩu sang thị trường này lại giảm cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, giảm 65,17% về lượng và giảm 1,4% về trị giá, tương đương lần lượt với 163,4 nghìn tấn và 25,2 triệu USD.

Tuy đứng thứ hai, nhưng xuất khẩu quặng và khoáng sản sang thị trường Nhật trong quí I lại tăng trưởng cả lượng và trị giá, tăng lần lượt 428,84% và 116,63%, tương đương với 6,1 nghìn tấn và 5,4 triệu USD.

Nhìn chung, trong thời gian này, xuất khẩu quặng và khoáng sản của Việt Nam sang các thị trường đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2011, chỉ riêng có hai thị trường giảm đó là Trung Quốc và Ấn Độ.

Hiện nay, tình trạng hàng xuất lậu nhiều nhất của nước ta vẫn là than, quặng các loại .Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tới thất thu thuế của Nhà nước mà còn tổn hại đến tài nguyên, an ninh năng lượng quốc gia.

Theo Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại Trung ương, trong năm 2011, cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lý trên 124 nghìn tấn quặng các loại xuất lậu ra nước ngoài, tăng trên 30 nghìn tấn. Không chỉ có việc xuất lậu các loại quặng ở phía Bắc, mà quặng tian, một trong những tài nguyên khá phong phú và phân bố rộng rãi trên nhiều vùng ở nước ta (đặc biệt là khu vực Duyên hải miền Trung) cũng đang bị tuồn ra nước ngoài theo con đường bất hợp pháp.

Nguyên nhân của tình trạng chảy máu tài nguyên là do việc cấp phép khai thác mỏ, chế biến và xuất khẩu quặng các loại, nhất là quặng titan, quặng sắt và một số quặng quý hiếm còn buông lỏng quản lý, thiếu chế tài kiểm tra, giảm sát việc chấp hành các quy định về khai thác, chế biến, xuất khẩu quặng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, do nhu cầu tiêu thụ khoáng sản của Trung Quốc rất cao nên họ tìm mọi cách tận thu khoáng sản nước ta bằng cách trả tiền cao nên các doanh nghiệp và cá nhân hám lợi xuất lậu khoáng sản sang Trung Quốc ngày một tăng.

Thị trường xuất khẩu quặng và khoáng sản 3 tháng năm 2012

ĐVT: Lượng (tấn); Trị giá (USD)

Thị trường

KNXK 3T/2012

KNXK 3T/2011

% so sánh

lượng

trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Tổng KN

179.129

38.914.918

540.247

36.212.753

-66,84

7,46

Trung Quốc

163.448

25.224.163

469.226

25.583.121

-65,17

-1,40

Nhật Bản

6.124

5.432.089

1.158

2.507.510

428,84

116,63

Thái Lan

1.209

1.245.520

453

582.900

166,89

113,68

Hàn Quốc

1.070

1.012.200

395

36.752

170,89

2.654,14

Đài Loan

242

627.620

107

73.910

126,17

749,17

Ấn Độ

200

122.000

25.495

1.869.862

-99,22

-93,48

Indonesia

50

138.250

20

35.000

150,00

295,00

Mặc dù đã luật Khoáng sản sửa đổi có hiệu lực từ tháng 7/2011, nhưng đến nay, ngành Hải quan vẫn còn không ít băn khoăn trong đó mấu chốt là vấn đề giá.

Thủ tục hải quan có nhiều thay đổi theo từng thời kỳ, phù hợp với chính sách quản lý nhất là thời điểm khoáng sản bắt đầu áp dụng thuế XK. Tuy nhiên, đối với loại hình XK khoáng sản nếu thực hiện như quy định về hồ sơ hải quan khi thực hiện còn có cách hiểu khác nhau. Đối với mỏ không nằm trong quy hoạch cân đối thì giấy phép ở đây là giấy phép khai thác còn hiệu lực, việc lập phiếu trừ lùi là giấy phép khai thác, còn đối với DN đi mua khoáng sản về XK (quy định tại Tiết c, Điểm 2 Mục III Thông tư 08/2008/TT-BTC) phiếu trừ lùi ở đây là hóa đơn giá trị gia tăng hay giấy phép.

Hơn nữa, do có sự chênh lệch giá bán trong nước thấp hơn giá XK, nên DN thường tìm mọi cách để XK dẫn đến một số nhà máy trong nước thiếu nguyên liệu sản xuất. Để kiểm soát giá khoáng sản XK cần xem xét việc tăng thuế XK khoáng sản và có giá sàn để tạo thuận lợi cho các cơ quan quản lý giá.

Còn theo Cục Hải quan Hà Nội, mặt hàng khoáng sản XK chưa được quản lý về giá và chưa có dữ liệu để cơ quan Hải quan kiểm tra, đối chiếu khi làm thủ tục XK hàng hóa. Do đó, dẫn đến tình trạng một số DN khai báo giá tính thuế XK thấp nhưng cơ quan Hải quan không có dữ liệu giá để so sánh khi tính thuế. Theo Cục Hải quan Hà Nội, cần đưa một số loại khoáng sản vào danh mục quản lý rủi ro hàng hóa XNK về giá cấp cục.

Một nguyên nhân nữa dẫn đến việc khó xác định giá là do chưa có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ trong công tác quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương về nguồn gốc hợp pháp, số lượng thực tế tồn kho… của DN có giấy phép khai thác.

Bên cạnh vấn đề khó kiểm soát giá khi làm thủ tục XK khoáng sản, các cục Hải quan này đều phản ánh điều kiện XK khoáng sản hiện chỉ dừng lại ở mức độ qua chế biến đơn giản như chọn tay, rửa, nghiền, sàng, làm sạch… Đây là những điều kiện đơn giản, không phải là công cụ hữu hiệu nhằm hạn chế các gian lận, làm chảy máu tài nguyên quốc gia (dạng thô, chưa qua chế biến sâu), cũng như chưa nâng cao năng lực sản xuất trong nước nhằm gia tăng giá trị sản phẩm.

Trên thực tế đó, nhiều đơn vị Hải quan có kiến nghị căn cứ các quy định hiện hành về xác định giá tính thuế thì “đối với hàng XK, trị giá tính thuế là giá bán tại cửa khẩu”. Trường hợp DN khai báo thấp hơn danh mục quản lý rủi ro về giá nhưng bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cục Hải quan vẫn tiến hành làm thủ tục hải quan cho DN theo trị giá giao dịch đồng thời Chi cục Kiểm tra sau thông quan sẽ tiến hành kiểm tra sau khi hàng hóa đã được thông quan.

Trước thực tế đó, cần thiết phải nghiên cứu ban hành văn bản hướng dẫn quản lý giá đối với mặt hàng khoáng sản trong đó có quặng XK. Nếu có giá thấp hơn giá Danh mục quản lý rủi ro về giá cấp cục, thì cơ quan Hải quan được quyền tham vấn, bác bỏ, xác định giá như đối với hàng NK hoặc xây dựng cơ chế giá sàn cho từng loại khoáng sản XK theo từng thời gian và thông báo cho các cơ quan liên quan biết để phục vụ công tác quản lý.

Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm điều kiện XK khoáng sản và quản lý chặt chẽ từ khâu cấp phép khai thác, kinh doanh. Mẫu hàng hoá được mang đi để kiểm tra tại phòng thí nghiệm phải được lấy từ lô hàng XK đã được hải quan nơi làm thủ tục XK niêm phong chuyển đến để xác định hàm lượng và tiêu chuẩn XK.

Nguồn:Vinanet