Giá trị XK cá ngừ của Việt Nam trong tháng 3 đã giảm 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Và so với các tháng trước, tốc độ tăng trưởng giá trị XK cá ngừ của Việt Nam so với cùng kỳ năm trước cũng chậm lại.
Xét về chủng loại mặt hàng, so với cùng kỳ năm ngoái, 3 tháng đầu năm nay XK các sản phẩm cá ngừ tươi/đông lạnh của Việt Nam có xu hướng sụt giảm. Trong khi đó, XK các sản phẩm cá ngừ đóng hộp, thăn cá ngừ và cá ngừ chế biến khác (mã HS16) đều tăng. XK cá ngừ mã HS 16 tăng 44%, chiếm 35% tỷ trọng giá trị XK cá ngừ, trong khi XK cá ngừ mã HS03 chỉ tăng 8,2% trong quý I và giảm 11,5% trong tháng 3.
Và mặc dù so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước, đã có thêm 11 nước NK cá ngừ của Việt Nam nhưng do sự sụt giảm về XK cá ngừ tươi/đông lạnh (dòng sản phẩm có giá trị cao) nên việc gia tăng XK các dòng sản phẩm cá ngừ đóng hộp, thăn cá ngừ cũng không bù đắp được hết lượng sụt giảm.
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, trong tháng 3 vừa qua, tiếp tục đứng ở vị trí thứ 3 nhưng sau khi tăng trưởng trở lại vào tháng trước, XK cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản lại tiếp tục giảm. Trong số các dòng sản phẩm XK sang thị trường này, giảm mạnh nhất so với cùng kỳ năm trước là cá ngừ đóng hộp (giảm 39,8%) và tiếp đến là cá ngừ tươi/đông lạnh (giảm 19,3%).
Và bên cạnh đó, cũng trong tháng 3, Mỹ - thị trường NK cá ngừ lớn nhất của Việt Nam – đã có sự sụt giảm về mặt giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Tính riêng trong quý 1/2013, sản phẩm XK chủ lực của Việt Nam sang đây là dòng sản phẩm cá ngừ thuộc mã 0304 (thăn cá ngừ), tăng 40% so với quý 1/2012. Còn các dòng sản phẩm cá ngừ XK khác của Việt Nam sang thị trường này đều giảm.
Trái với Nhật Bản và Mỹ, XK cá ngừ của Việt Nam sang EU vẫn tăng trưởng về mặt giá trị. Trong đó, giá trị XK cá ngừ của Việt Nam sang Italia (một trong 3 thị trường thuộc khối EU NK nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam) đã có sự tăng trưởng trở lại so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nếu tính cả quý I/2013 thì tổng giá trị XK cá ngừ sang nước này vẫn giảm.
Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Mỹ và Nhật Bản (đơn vị: USD)
|
Sản phẩm
|
Mỹ
|
Nhật Bản
|
T1-3/2012
|
T1-3/2013
|
Tăng/ giảm (%)
|
T1-3/2012
|
T1-3/2013
|
Tăng/ giảm (%)
|
Cá ngừ đóng hộp (thuộc mã 16)
|
16.335.816
|
16.176.798
|
-0,97
|
510.497
|
307.229
|
-39,82
|
Cá ngừ chế biến khác (thuộc mã 16)
|
174.844
|
92.800
|
-46,92
|
1.009.515
|
963.204
|
-4,59
|
Cá ngừ sống/tươi/đông lạnh/ khô (thuộc mã 03) (trừ cá thuộc mã 0304)
|
29.564.666
|
27.854.326
|
-5,79
|
22.196.593
|
17.908.374
|
-19,32
|
Cá ngừ thuộc mã 0304 (trừ sản phẩm chả cá và surimi)
|
9.137.253
|
12.822.510
|
40,33
|
2.726.747
|
3.419.476
|
25,40
|
Tổng
|
55.212.578
|
56.946.434
|
3,14
|
26.443.351
|
22.598.284
|
-14,54
|
Thái Lan sau khi tăng trưởng mạnh về NK cá ngừ của Việt Nam hồi đầu năm, hai tháng qua NK cá ngừ của nước này từ Việt Nam lại có dấu hiệu sụt giảm, kéo theo sự sụt giảm về mặt giá trị NK của cả khối ASEAN trong tháng đó.
Như vậy có thể thấy, do bảo quản sau khai thác chưa tốt nên thiếu sản lượng cá ngừ đủ chất lượng để XK dưới dạng tươi sống/đông lạnh, dòng sản phẩm có giá trị cao, nên khó có thể đẩy mạnh XK sản phẩm này. Trong khi đó, nguyên liệu cá ngừ cho sản xuất các sản phẩm thăn cá ngừ, cá ngừ đóng hộp lại rất dồi dào. Tuy nhiên, giá trị XK dòng sản phẩm này lại thấp nên mặc dù sản lượng XK tăng nhưng giá trị XK sẽ thấp và có khả năng sụt giảm. Và nếu chúng ta không sớm có biện pháp cải thiện chất lượng cá sau thu hoạch thì sẽ thiếu nguyên liệu, ảnh hưởng tới hoạt động XK cá ngừ của Việt Nam.
(VASEP)
Nguồn:Vasep