menu search
Đóng menu
Đóng

Tháng 8 xuất khẩu cà phê từ Indoneisa giảm mạnh nhất trong hai tháng

16:01 05/09/2013
Xuất khẩu cà phê từ phía nam đảo Sumatra - khu vực chống chính tại Indonesia - đã giảm mạnh nhất trong hai tháng vào tháng 8 do lễ hội Eid.

(VINANET) – Xuất khẩu cà phê từ phía nam đảo Sumatra - khu vực chống chính tại Indonesia - đã giảm mạnh nhất trong hai tháng vào tháng 8 do lễ hội Eid.

Xuất khẩu cà phê nhân và hòa tan đã giảm 42% xuống 32.263 tấn trong tháng 8 so với mức cao nhất 4 năm 55.709 tấn trong tháng 7, theo Phòng Công nghiệp và Thương mại tỉnh Lampung. Đây là mức sụt giảm mạnh nhất kể từ tháng 6 và so với tháng 8/2012 xuất được 23.246 tấn.

Giá robusta đã tăng 4,4% tại London từ mức thấp 32 tháng trong tháng 6 do nông dân Việt Nam, nước trồng hàng đầu thế giới loại robusta, đã hạn chế bán giá làm giá tăng. Tồn kho được chứng nhận bởi sàn Liffe sẽ tăng 34% lên 52.000 tấn vào cuối năm 2013, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2000, vì mưa tại Indonesia và nguồn cung từ Việt Nam giảm, theo ước tính trung bình của 10 thương nhân trong một cuộc khảo sát của Bloomberg vào ngày 27/8.

Moelyono Soesilo, nhà quản lý thu mua và tiếp thị tại PT Taman Delta Indonesia cho biết lý do chính giảm xuất khẩu là lễ hội Eid al-Fitr. “Thời tiết đã cải thiện đang chuyển sang mùa khô thường lệ. Nếu thời tiết này có thể kéo dài đến tận tháng 10, thì có thể hỗ trợ xuất khẩu và chúng ta có thể thấy vụ thu hoạch tốt vào năm tới”.

Người Hồi giao tại Indonesia tổ chức lễ hội Eid vào 8/8 trong năm nay với kỳ nghỉ kéo dài một tuần, làm chậm việc sấy cà phê để xuất khẩu từ các trang trại. Xuất khẩu tăng vọt 80% lên 181.999 tấn trong 8 tháng tính đến tháng 8, theo tính toán của Bloomberg.

Giá robusta kỳ hạn tháng 11 tăng 0,9% lên 1.779 USD/tấn trên sàn Liffe vào 30/8. Mức cộng đối với cà phê Indonedia giao hàng trong tháng 9 và tháng 10 không đổi ở mức 60 đến 80 USD/tấn so với giá London tuần trước.

Nông dân đã thu hoạch khoảng 85% hạt tại Lampung. Phía nam Sumatra thường chiếm khoảng 75% nguồn cung từ Indonesia, nơi vụ thu hoạch bắt đầu chậm hơn thường lệ 1 tháng trong năm nay vì thời tiết ẩm ướt.

Lượng giao hàng của người Indonesia tới các kho hàng không đổi ở mức 24.000 tấn trong tuần trước so với một tuần trước đo do vụ thu hoạch đang gần kết thúc và chất lượng hạt kém hơn đỉnh điểm vụ thu hoạch vào tháng 7 và tháng 8.