menu search
Đóng menu
Đóng

Thị trường và tình hình nhập khẩu dược phẩm, nguyên phụ liệu 5 tháng 2012

11:26 12/07/2012

5 tháng năm 2012, giá trị thuốc sản xuất trong nước ước khoảng 60 triệu USD, trị giá thuốc thành phẩm nhập khẩu khoảng 110 triệu USD và trị giá nhập khẩu nguyên liệu khoảng 10 triệu USD. Ước thực hiện 5 tháng năm 2012, trị giá thuốc sản xuất trong nước khoảng 282 triệu USD, trị giá thuốc thành phẩm nhập khẩu khoảng 439 triệu USD và trị giá nhập khẩu nguyên liệu khoảng 50 triệu USD.
 
 

(VINANET) 5 tháng năm 2012, giá trị thuốc sản xuất trong nước ước khoảng 60 triệu USD, trị giá thuốc thành phẩm nhập khẩu khoảng 110 triệu USD và trị giá nhập khẩu nguyên liệu  khoảng 10 triệu USD. Ước thực hiện 5 tháng năm 2012, trị giá thuốc sản xuất trong nước khoảng 282 triệu USD, trị giá thuốc thành phẩm nhập khẩu khoảng 439 triệu USD và trị giá nhập khẩu nguyên liệu khoảng 50 triệu USD.

Theo báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp dược Việt Nam cho thấy thị trường dược phẩm trong tháng qua vẫn tiếp tục ổn định, giá các mặt hàng thuốc tăng giảm nhưng không đáng kể:

- Thuốc sản xuất trong nước: Trong số 7.639 lượt mặt hàng được khảo sát trong tháng có 27 lượt mặt hàng  tăng giá chiếm tỷ lệ 0,35% với tỷ lệ tăng trung bình khoảng 10%; có 15 lượt mặt hàng giảm giá chiếm tỷ lệ 0,2% với tỷ lệ giảm trung bình khoảng 9,2%/

- Thuốc nhập khẩu: Qua khảo sát 7.639 lượt mặt hàng có 15 lượt mặt hàng tăng gia chiếm tỷ lệ 0,2% với tỷ lệ tăng trung bình khoảng 12%; có 15 lượt mặt hàng giảm giá chiếm tỷ lệ 0,20% với tỷ lệ tăng trung bình khoảng 6,1%.

- Nguyên liệu sản xuất thuốc: Qua khảo sát 40 mặt hàng có 01 mặt hàng tăng giá, chiếm tỷ lệ 2,5% với tỷ lệ tăng 1,8%.

Thị trường dược phẩm trong tháng 5 vẫn tiếp tục ổn định, đáp ứng đủ thuốc cung ứng cho các cơ sở khám chữa bệnh  và nhu cầu điều trị của nhân dân, đặc biệt là đảm bảo đủ thuốc phục vụ phòng chống dịch bệnh và thiên tai.

Dự báo: Giá thuốc trên thị trường tháng 6 vẫn tiếp tục duy trì bình ổn, một số mặt hàng thuốc sẽ điều chỉnh tăng giá nhẹ do tác động của việc điều chỉnh giá xăng dầu, lương, chi phí vận chuyển.

Năm tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã nhập khẩu 691,2 triệu USD dược phẩm và nguyên phụ liệu, trong đó dược phẩm chiếm 98,6% với kim ngạch 681,8 triệu USD, tăng 15,67% so với cùng kỳ năm trước; nguyên phụ liệu dược phẩm nhập 112,1 triệu USD, tăng 35,67% so với 5 tháng 2011.

Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 5, Việt Nam nhập khẩu dược phẩm từ các thị trường Pháp, Hàn Quốc, Đức, Italia… trong đó Pháp là thị trường có kim ngạch nhập cao hơn cả, 108,1 triệu USD, chiếm 15,8% tỷ trọng, tăng 9,88% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 5/2012 Việt Nam nhập 19,9 triệu USD hàng dược phẩm từ thị trường này, giảm 14,25% so với tháng 5/2011.

Đứng thứ hai sau thị trường Pháp là Hàn Quốc với kim ngạch nhập khẩu trong tháng là 14,9 triệu USD, tăng 12,26% so với tháng 5/2011, nâng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng dược từ thị trường Hàn Quốc 5 tháng năm 2012 lên 67 triệu USD, tăng 14,18% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, 5 tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã nhập khẩu dược phẩm từ 27 nước trên thế giới, trong đó phần lớn kim ngạch tăng trưởng ở hầu khắp các thị trường, số thị trường giảm kim ngạch chỉ chiếm 33,3% tỷ trọng.

Thị trường nhập khẩu dược phẩm tháng 5, 5 tháng 2012

ĐVT: USD

 

KNNK T5/2012

KNNK 5T/2012

KNNK T5/2011

KNNK 5T/2011

% +/- KN so T5/2011

% +/- KN so cùng kỳ

Tổng KNNK

173.635.286

681.813.601

141.215.233

589.438.231

22,96

15,67

Pháp

19.964.140

108.187.029

23.281.594

98.455.005

-14,25

9,88

Hàn Quốc

14.915.062

67.200.318

13.286.152

58.855.668

12,26

14,18

Đức

13.129.936

52.021.289

10.392.415

44.573.455

26,34

16,71

Italia

8.220.395

34.696.742

5.720.418

24.183.873

43,70

43,47

Anh

6.010.299

30.964.110

5.019.978

21.046.759

19,73

47,12

Bỉ

13.417.217

27.873.921

3.888.169

15.914.330

245,08

75,15

Hoa Kỳ

7.205.590

24.132.821

10.245.790

26.837.024

-29,67

-10,08

An Độ

4.465.619

19.263.923

18.802.633

89.444.045

-76,25

-78,46

Thuỵ Sỹ

5.490.973

19.063.785

8.770.989

23.622.475

-37,40

-19,30

Trung Quốc

4.927.162

15.928.455

3.353.151

11.407.766

46,94

39,63

Oxtrâylia

4.341.087

13.956.618

2.576.046

12.760.108

68,52

9,38

Thuỵ Điển

7.407.999

13.395.194

1.637.704

7.772.828

352,34

72,33

Thái Lan

2.293.199

11.788.717

4.396.093

17.165.665

-47,84

-31,32

Áo

1.070.223

11.749.009

2.728.301

11.623.578

-60,77

1,08

Tây Ban Nha

3.435.133

11.060.395

1.702.232

6.966.446

101,80

58,77

Philippin

3.694.405

9.552.772

490.648

2.569.098

652,96

271,83

Achentina

2.373.355

9.449.873

1.123.008

7.819.710

111,34

20,85

Nhật Bản

1.407.181

8.570.813

1.365.753

7.701.197

3,03

11,29

Hà Lan

934.305

7.634.994

2.174.846

8.716.597

-57,04

-12,41

Đài Loan

2.646.743

7.282.769

2.923.935

10.412.439

-9,48

-30,06

Indonesia

1.854.789

7.038.218

1.600.239

7.289.215

15,91

-3,44

Đan Mạch

2.244.310

6.299.708

963.530

3.535.742

132,93

78,17

Xingapo

976.481

5.277.866

636.393

5.442.506

53,44

-3,03

Ba Lan

1.334.014

5.095.417

141.123

5.089.978

845,28

0,11

Canada

511.197

3.646.833

679.408

2.595.468

-24,76

40,51

Malaixia

941.224

2.593.208

526.993

3.250.382

78,60

-20,22

Nga

276.457

2.123.191

391.335

1.630.439

-29,36

30,22

Đối với nguyên phụ liệu dược phẩm, 5 tháng năm 2012, Việt Nam đã nhập khẩu 112,1 triệu USD nguyên phụ liệu dược phẩm, tăng 35,67% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó Trung Quốc, Ấn Độ, Đức… là những thị trường chính cung cấp nguyên phụ liệu dược phẩm cho Việt Nam.

Với vị trí địa lý thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, Trung Quốc là thị trường có kim ngạch cao nhất với 59,9 triệu USD, chiếm 53,4% tỷ trọng, tăng 62,02% so với cùng kỳ năm trước.

Đứng thứ hai là Ấn Độ với kim ngạch 22,3 triệu USD, tăng 9,48% so với 5 tháng 2011….

Nhìn chung, 5 tháng năm 2012, nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm tăng trưởng kim ngạch ở hầu khắp thị trường, chỉ có 2 thị trường giảm kim ngạch đó là: Tây Ban Nha giảm 58,04% tương đương với 3,2 triệu USD và Italia giảm 24,05% với 1,7 triệu USD.

Thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm 5 tháng 2012

ĐVT: USD

Thị trường

KNNK T5/2012

KNNK 5T/2012

KNNK 5T/2011

% +/- KN so cùng kỳ

Tổng KN

24.151.208

112.113.677

82.640.073

35,67

Trung Quốc

11.789.097

59.925.550

36.985.486

62,02

Ấn Độ

5.414.660

22.348.535

20.413.005

9,48

Đức

769.937

4.341.960

1.050.597

313,29

Áo

783.000

3.877.215

514.489

653,61

Tây Ban Nha

797.878

3.253.192

7.753.441

-58,04

Pháp

645.609

2.475.165

1.745.661

41,79

Thụy Sỹ

360.494

1.838.340

1.823.289

0,83

Italia

592.394

1.797.730

2.366.977

-24,05

Hàn Quốc

408.163

1.781.333

1.520.206

17,18

Anh

182.480

1.294.428

1.014.099

27,64

Nhật Bản

49.612

279.355

167.886

66,40

Thị trường dược phẩm Việt Nam được đánh giá sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các công ty nước ngoài trong những năm tới. Hiện tại, đối với phân ngành kinh doanh, nhập khẩu, phân phối thuốc, có 3 doanh nghiệp nước ngoài hiện đang chiếm gần 50% thị phần thuốc toàn quốc là: Zuellig Pharma (Singapore), Diethelm (Thuỵ Sỹ), mega Product (Thái Lan).

Nếu như năm 2009, tổng trị giá tiền thuốc sử dụng của Việt Nam theo thống kê từ Bộ Y tế là 1,696 tỷ USD, tiền thuốc bình quân đầu người là 19,77 USD thì dự báo năm 2014, tiền thuốc bình quân đầu người sẽ tăng lên 33,8 USD/người. Và thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 17-19%/năm. Kim ngạch nhập khẩu thuốc của Việt Nam theo một nghiên cứu của BMI sẽ vượt 1,37 tỷ USD vào năm 2013.

Đề án “Quy hoạch chi tiết phát triển công nghiệp dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020” đang được đầu tư xây dựng nhằm quy hoạch, phân bố các nhà máy sản xuất thuốc trong nước theo hướng khuyến khích sản xuất thuốc phổ thông để giảm giá thành sản phẩm và ưu tiên cung ứng cho hệ thống cơ sở khám chữa bệnh công lập; tăng số lượng cũng như chất lượng thuốc sản xuất trong nước. Việc đẩy mạnh sản xuất thuốc trong nước một mặt sẽ góp phần phát triển ngành dược, giảm giá thuốc, bình ổn thị trường dược phẩm và giảm sự phụ thuộc vào bên ngoài.

Thực tế là người tiêu dùng Việt Nam ở thời điểm hiện tại vẫn chưa đặt niềm tin cao vào thuốc nội, dù giá thuốc nội rẻ hơn nhiều lần so thuốc nhập ngoại. Đây cũng là điều mà các nhà sản xuất thuốc trong nước cần xem xét trong chiến lược phát triển lâu dài của mình.

Theo Bộ Công Thương, trong giai đoạn 2011-2012, thuế nhập khẩu dược phẩm sẽ giảm từ 5% xuống còn 2,5% sẽ làm gia tăng khoảng 10-20% đầu thuốc nước ngoài tại Việt Nam. Điều đó đồng nghĩa sự cạnh tranh trên thị trường dược phẩm, đặc biệt là ở phân khúc sản xuất các sản phẩm dược phẩm phổ thông sẽ ngày càng gay gắt.

Nguồn:Vinanet