menu search
Đóng menu
Đóng

Thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam 7 tháng đầu năm 2012

10:17 06/09/2012

VINANET- Theo số liệu thống kê, trong 7 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt hơn 8,27 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước.
  
  

VINANET- Theo số liệu thống kê, trong 7 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt hơn 8,27 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước.

Mỹ, EU và Nhật Bản hiện vẫn là 3 thị trường xuất khẩu lớn của ngành dệt may Việt Nam với tỷ trọng xuất khẩu dành cho thị trường Mỹ chiếm 50%; EU là 15%; Nhật Bản là 12%; Hàn Quốc 9%, còn lại dành cho các thị trường khác.

Dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may vẫn là thị trường Hoa Kỳ, với trị giá hơn 4,21 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái; đứng thứ hai là thị trường Nhật Bản, trị giá hơn 1,05 tỷ USD,  tăng trên 23% và sang Hàn Quốc đạt 452 triệu USD (tăng trên 19%). Tuy nhiên, xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường EU đạt 1,3 tỉ đô la Mỹ, giảm gần 4%.

Số liệu xuất khẩu dệt may Việt Nam tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2012 

Thị trường

ĐVT

Tháng 7/2012

7 Tháng/2012

Tổng

USD

1.438.091.923

8.270.790.197

Hoa Kỳ

USD

729.804.890

4.215.606.051

Nhật Bản

USD

176.390.189

1.058190947

Hàn Quốc

USD

70.994.943

452.428.574

Anh

USD

49.839.243

247959160

Tây Ban Nha

USD

46541753

224607236

Canađa

USD

32759470

178461314

Hà Lan

USD

24338553

142288629

Trung Quốc

USD

22274376

117645232

Đài Loan

USD

15961409

108933081

Pháp

USD

18258168

98037108

Bỉ

USD

13841122

86917093

Italia

USD

18429871

84254763

Nga

USD

14934433

74998807

Hồng Kông

USD

10010964

54036462

Mêhicô

USD

12676918

52105498

Campuchia

USD

7820676

51052989

Indonêsia

USD

4122108

43056352

Thổ Nhĩ Kỳ

USD

5484363

39855372

Arập xêút

USD

5924404

36491333

Tiểu VQ ArậpTN

USD

4973822

31326431

Thái Lan

USD

3804298

29461994

Malaysia

USD

3277724

24286960

Braxin

USD

4433561

21597550

Panama

USD

2320748

20476209

Séc

USD

3326958

19219328

Singapore

USD

2840765

18537850

Áo

USD

3208185

16616990

Philippin

USD

2562793

15455245

Chilê

USD

1759754

14128510

Ucraina

USD

1571827

13395289

Ba Lan

USD

3666902

12542135

Achentina

USD

658770

11424591

Ấn Độ

USD

1821040

11368540

NamPhi

USD

1415974

9643732

Ănggôla

USD

1168755

8774002

Ixraen

USD

1530193

8260755

Thụy Sỹ

USD

2631397

7863362

Slôvakia

USD

2910843

7804216

Nauy

USD

1291527

7308412

Hy Lạp

USD

259564

5286243

Hungary

USD

564514

5061220

Ai cập

USD

1251591

4916034

New zilân

USD

507784

4057094

Gana

USD

1695450

3651631

Lào

USD

370212

3186683

Mianma

USD

376878

2674480

Bờ Biển Ngà

USD

 

1747568

Bà Đặng Phương Dung – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VITAS cho biết, nửa đầu năm 2012, ngành dệt may toàn cầu gặp khó khăn chung về thị trường, nhất là việc xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Mỹ và EU.

Mặc dù đặt nhiều kỳ vọng xuất khẩu hàng dệt may tại thị trường EU, nhưng yêu cầu của người tiêu dùng về chất lượng và kiểu dáng sản phẩm dệt may tại thị trường này có phần khắt khe hơn ở Mỹ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật khiến hàng dệt may sang EU không tăng như mong đợi.

Khó từ nhiều phía

Theo bà Đặng Phương Dung, ngành dệt may sụt giảm về sản lượng xuất khẩu cũng như bị thu hẹp về thị trường như hiện nay là do dệt may đang quá bị phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, máy móc và các thiết bị nhập khẩu. Cùng với đó là trình độ quản lý, năng suất lao động còn thấp cũng như thiếu sự kết nối trực tiếp với thị trường và vấn đề chi phí sản xuất quá cao.

Đại diện VITAS cũng cho rằng, giá cả nguyên liệu nhập khẩu không ổn định, giá xăng dầu trong nước biến động dẫn đến cước vận chuyển tăng nhanh. Thứ nữa, mặt hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam bị nhiều sức ép cạnh tranh gay gắt về giá cũng như rào cản thuế quan so với các nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh…

Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm sản lượng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam là do khủng hoảng tài chính toàn cầu chưa biết đến hồi kết. Đây chính là căn nguyên cơ bản cũng như sự thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, ngành dệt may nói riêng.

Tín hiệu khả quan trong những tháng cuối năm 2012 và những năm tiếp theo cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng dệt may đó là tới đây, Việt Nam sẽ tham gia đàm phán, ký kết hàng loạt các hiệp định tự do thương mại song phương và đa phương. Khi đó, dệt may Việt Nam sẽ đạt được nhiều mục tiêu giảm thuế nhập khẩu trong khuôn khổ các nước tham gia hiệp định.

Bà Đặng Phương Dung cho hay, hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP) bao gồm 9 nước thành viên tham gia đang trong quá trình đàm phán. Theo tính toán của Hiệp hội, bình quân thuế suất nhập khẩu đối với mặt hàng dệt may hiện nay đang ở mức từ 26 – 28%, sau khi tham gia TPP, mức thuế bình quân sẽ chỉ còn ở mức 16 – 18% tùy theo mặt hàng. Cá biệt, có mặt hàng được giảm thuế suất về 0% ngay sau khi hiệp định có hiệu lực.

Nguồn:Vinanet