(Vinanet) Xuất khẩu gạo sau khi bị sụt giảm cả về lượng và kim ngạch trong tháng 4, thì sang tháng 5 đã đạt mức tăng trưởng trở lại (tăng 7,91% về lượng và tăng 7,7% về kim ngạch so với tháng 4), nhưng tính chung cả 5 tháng đầu năm, lượng gạo xuất khẩu vẫn bị sụt giảm nhẹ 0,39% so với cùng kỳ và giảm 4,74% kim ngạch, chỉ đạt mức 2,92 triệu tấn, tương đương 1,3 tỷ USD. Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 6 ước đạt 649.000 tấn, giá trị đạt 289 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2013 ước đạt xấp xỉ 3,57 triệu tấn, giá trị đạt 1,58 tỷ USD, giảm 6,8% về khối lượng và giảm 9,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong nhiều tháng qua, giá gạo xuất khẩu vẫn duy trì ở mức thấp. Giá gạo xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm đạt 445 USD/tấn, giảm 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc vẫn duy trì là quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam (chiếm 38,9% về lượng và chiếm 36,44% trong tổng kim ngạch). Khối lượng gạo xuất khẩu sang thị trường này trong 5 tháng đầu năm tăng trưởng mạnh, đạt 1,13 triệu tấn, với trị giá đạt 472,39 triệu USD, tăng 27,88% về khối lượng và tăng 25,1% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Sau Trung Quốc là các thị trường lớn như: Phlippines 94,37 triệu USD; Malaysia 85,09 triệu USD; Singapore 67,1 triệu USD; Bờ biển Ngà 51,28 triệu USD; Hồng Kông 50,18 triệu USD; Gana 48,16 triệu USD; Indonesia 43,46 triệu USD.
Xuất khẩu gạo sang các thị trường 5 tháng đầu năm 2013
|
|
|
% tăng, giảm KN T5/2013 so với T4/2013
|
% tăng, giảm KN 5T/2013 so cùng kỳ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trung Quốc
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bờ biển Ngà
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hồng Kông
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đông Timo
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đài Loan
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hoa Kỳ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hà Lan
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chi Lê
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tiểu vương Quốc Ả Rập thống nhất
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thổ Nhĩ Kỳ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ba Lan
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tây BanNha
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Gạo là mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá bình quân giảm mạnh nhất nhưng lượng xuất khẩu lại tăng cao nhất so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, lượng gạo xuất khẩu trong quí I/2013 đạt 1,57 triệu tấn, tăng gần 18% so với cùng kỳ năm ngoái và giá xuất khẩu bình quân chỉ đạt 440 USD/tấn, giảm 10%. Bước sang quí 2/2013, giá gạo xuất khẩu chẳng những không được cải thiện mà còn giảm thêm, từ mức 400 - 410 USD/tấn (gạo 5% tấm) cuối tháng 4 xuống còn 375 - 385 USD/tấn từ tháng 5 đến nay.
Xuất khẩu gạo Việt Nam đã đi được gần nửa chặng đường của năm 2013, và giá lúa gạo trên thị trường nội địa lẫn xuất khẩu đôi lúc thay đổi nhưng vẫn nghiêng nhiều theo chiều hướng giảm. Các chuyên gia dự báo rằng xu hướng giá giảm vẫn sẽ tiếp tục dẫu rằng giao dịch có thể sôi động trở lại vào những tháng cuối năm.
Việc gạo xuất khẩu giảm cả số lượng lẫn giá trị đã ảnh hưởng không nhỏ tới người nông dân trồng lúa cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu. Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, hiện nay nông dân đang dùng nhiều giống lúa khác nhau, chất lượng cao, thấp lẫn lộn. Tuy nhiên, sau khi thu hoạch doanh nghiệp lại thu mua chung và trộn lẫn rồi đem xuất khẩu. Điều này khiến cho chất lượng gạo Việt Nam xuất khẩu không ổn định, ảnh hướng lớn tới uy tín và giá cả.
Đề cập tới giải pháp tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu gạo của Việt Nam, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, trước hết, phải thúc đẩy các cơ quan nghiên cứu khoa học nhanh chóng tạo ra các giống lúa có đặc tính vượt trội cả về mặt năng suất lẫn chất lượng để chuyển giao cho nông dân, đưa vào sản xuất trên diện rộng. Cùng với đó, cần không ngừng củng cố sự kết nối giữa nông dân, doanh nghiệp và có sự phân chia lợi ích hài hòa giữa hai đối tượng này nhằm quy hoạch, tổ chức chặt chẽ, hình thành những vùng sản xuất quy mô lớn.
Nguồn:Vinanet