menu search
Đóng menu
Đóng

Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam 11 tháng đầu năm 2011

15:01 16/12/2011

Mười một tháng đầu năm 2011, cả nước xuất khẩu 6,79 triệu tấn gạo, thu về 3,46 tỷ USD, chiếm 3,96% trong tổng kim ngạch XK hàng hoá cả nước, vượt 13,1% kế hoạch đề ra năm 2011, tăng 6,4% về lượng và tăng 16,06% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất khẩu bình quân 486,48 USD/tấn (tăng 60,86 USD/tấn so với cùng kỳ).

Mười một tháng đầu năm 2011, cả nước xuất khẩu 6,79 triệu tấn gạo, thu về 3,46 tỷ USD, chiếm 3,96% trong tổng kim ngạch XK hàng hoá cả nước, vượt 13,1% kế hoạch đề ra năm 2011, tăng 6,4% về lượng và tăng 16,06% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất khẩu bình quân 486,48 USD/tấn (tăng 60,86 USD/tấn so với cùng kỳ).

Trong đó riêng tháng 11 xuất khẩu 403.026 tấn gạo, trị giá 240,98 triệu USD (giảm 10,42% về lượng và giảm 6,12% về kim ngạch so với tháng 10/2011). Trong tháng 11, sự cạnh tranh từ gạo giá rẻ của Ấn Độ và Pakistan đã làm cho giá gạo của  nước  ta giảm,  gạo  5% tấm của  Việt  Nam  đứng  ở mức  550  USD/tấn,  giảm  20 USD/tấn so với mức giá tháng trước.

Indonesia là thị trường lớn nhất tiêu thụ gạo của Việt Nam, 11 tháng đầu năm xuất sang thị trường này 1,73 triệu tấn gạo các loại, thu về 928,7 triệu USD (tăng 311% về lượng và tăng 344% về kim ngạch so với cùng kỳ). Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) vừa ký hợp đồng xuất khẩu sang Indonesia 300.000 tấn gạo, loại gạo 15% tấm với giá 545 USD/tấn, giao hàng từ tháng 12/2011 đến hết tháng 2/2011.

Như vậy, đến thời điểm này, VFA cũng như các doanh nghiệp đã ký hợp đồng xuất khẩu hơn 7,3 triệu tấn gạo, trong đó năm 2011 xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn, còn lại sẽ giao vào đầu năm 2012.

Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam 11 tháng đầu năm 2011

ĐVT: USD

 

 

 

Thị trường

 

T11/2011

 

11T/2011

 

Tăng, giảm T11 so với T10/2011

Tăng, giảm 11T/2011 so với cùng kỳ

Lượng

(tấn)

Trị giá

(USD)

Lượng

(tấn)

Trị giá

(USD)

Lượng

(%)

Trị giá

(%)

Lượng

(%)

Trị giá

(%)

Tổng cộng

403.026

240.978.940

6.786.668

3.463.100.270

-10,42

-6,12

+6,40

+16,06

Indonesia

256.581

149.022.842

1.727.066

928.702.993

-10,35

-8,73

+311,00

+343,71

Philippines

9.348

5.078.064

971.698

474.372.801

-79,01

-79,17

-34,01

-49,79

Malaysia

63.350

39.927.272

464.468

250.861.099

+1876,60

+1791,96

+30,56

+57,20

Cu Ba

0

0

404.150

215.764.281

*

*

-5,25

+17,50

Singapore

19.712

11.517.705

376.132

191.790.162

-55,51

-53,24

-28,55

-12,79

Bangladesh

0

0

339.600

180.379.500

*

*

*

*

Senegal

0

0

407.609

168.523.907

*

*

*

*

Trung Quốc

4.675

3.604.819

296.603

151.746.536

-34,98

-22,75

+168,22

+225,41

Bờ biển Ngà

10.500

6.597.950

291.107

138.471.098

*

*

*

*

Hồng Kông

12.253

8.226.022

141.585

83.478.263

+2,03

-0,21

+16,87

+41,79

Gana

755

618.991

136.511

76.191.291

-83,41

-82,05

*

*

Đài Loan

3.355

2.018.477

79.437

42.235.305

+0,93

+1,27

-77,16

-69,73

Thổ Nhĩ Kỳ

0

0

50.580

28.205.123

*

*

*

*

Angola

597

403.986

56.770

27.336.777

+116,30

+114,15

*

*

Nga

2.779

1.649.324

40.778

21.439.174

+1332,47

+1255,65

-47,36

-35,40

Angieri

750

418.750

38.300

19.356.325

-16,67

-20,42

*

*

Irắc

0

0

28.000

14.364.000

*

*

*

*

Hoa Kỳ

2.278

1.615.323

15.310

9.877.611

+44,36

+61,82

*

*

Đông Timo

0

0

21.060

9.734.235

*

*

*

*

Brunei

2.110

1.430.465

15.560

9.231.986

+52,90

+69,16

*

*

Bỉ

2.695

1.226.225

15.226

7.781.608

+150,00

+150,00

+214,98

+4023,23

Australia

1.668

1.263.868

7.987

5.498.294

+150,83

+153,87

+19,55

+44,78

Nam Phi

0

0

8.182

4.208.910

*

*

-72,97

-66,53

Ucraina

50

38.500

7.776

4.103.250

+127,27

+85,19

-39,28

-30,93

Tiểu vương Quốc Ả Rập thống nhất

195

141.362

2.647

1.705.407

*

*

-50,75

-28,95

Hà Lan

561

368.811

2.783

1.699.674

-2,43

-0,82

+113,42

+126,86

Ba Lan

0

0

2.665

1.230.747

*

*

-46,93

-40,22

Tây Ban Nha

0

0

1.147

682.841

*

*

+59,53

+116,54

Pháp

43

30.100

1.224

681.242

*

*

-52,09

-36,03

Italia

0

0

992

560.979

*

*

-15,36

-8,38

 

Thị trường đáng chú ý nhất trong tháng 11 là Malaysia, với mức tăng trưởng đột biến tới 1.877% về lượng và tăng 1.792% về kim ngạch so với tháng 10 (đạt 63.350 tấn, tương đương 39,93 triệu USD). Lượng gạo xuất khẩu tăng cao, trị giá cũng tăng mạnh do thị trường Malaysia là một trong những thị trường tiêu thụ nhiều nhất gạo thơm giá cao của Việt Nam.

Nhờ chính sách can thiệp mua lúa giá cao của Thái Lan đối với gạo thơm đã có tác động rõ nét, gạo thơm Thái Lan đã lên 1.050-1.060 USD/tấn so với giá 800-900USD/tấn trước đó và Thái Lan đang muốn đẩy lên 1.200-1.300 USD/tấn trong thời gian tới. Gạo thơm Việt Nam nhờ đó cũng đã được đẩy lên 800USD/tấn, thậm chí 870USD, tăng khoảng 30-40USD/tấn so với trước. Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, 2 tháng qua, khi thị trường gạo thường hầu như không có hợp đồng thương mại mới, nhưng vẫn ký được hợp đồng gạo thơm.

Hồng Kông cũng là thị trường tiêu thụ lớn gạo thơm của Việt Nam, gạo thơm vào thị trường này gồm KDM (Hương Lài), Jasmine (Thơm Mỹ), Tài Nguyên, Nàng Thơm Chợ Đào, ST1, ST2, ST3. Mới đây có thêm gạo thơm nàng Hoa, đặc sản của Long An và Tiền Giang trồng vụ thu đông, đây là giống thơm nhẹ, ít bạc bụng, dẻo cơm. Nhờ đặc điểm của các giống gạo thơm là thu hoạch trước Tết âm lịch, nên khách hàng Hongkong rất quan tâm vì là gạo mới, ngon, thơm. Theo VFA, đến cuối tháng 11 Việt Nam xuất 434.000 tấn gạo thơm các loại so với cả năm 2010 là 216.000 tấn. Mỗi năm Hongkong nhập khẩu khoảng 300.000 tấn gạo thơm các loại, đây là thị trường còn nhiều tiềm năng của gạo thơm Việt Nam. Nhà nhập khẩu đã chấp nhận mua gạo thơm Việt Nam do chất lượng không thua kém gạo thơm Thái Lan nhưng giá cả lại cạnh tranh hơn. Với diễn biến này, năm 2012 gạo thơm Việt Nam tiếp tục hưởng lợi từ chính sách tăng giá của Thái Lan.

VFA nhận định, hiện nay gạo thường Việt Nam chưa thể cạnh tranh với gạo Ấn Độ và Pakistan do giá Việt Nam đứng ở mức cao hơn, nhưng không vì thế mà giảm mạnh. Điều quan trọng là Việt Nam có thể lấp vào khoảng trống do Thái Lan để lại với loại gạo cao cấp là gạo thơm và gạo 5%  tấm. Không những vậy, đây cũng là cơ hội để Việt Nam nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.

VFA khuyến cáo các tỉnh vùng ĐBSCL nên chọn giống lúa chất lượng cao thay vì giống thường. Hiện nay, giống lúa thường phổ biến IR50404 đang được mua ào ạt để gieo sạ. Dù chưa có số liệu chính thức nhưng tỷ lệ giống lúa thường đang xuống giống vụ đông xuân (vụ chính, năng suất, chất lượng cao nhất) ở mức khá cao. Đây là vụ lúa mà lúa hàng hóa dùng làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu theo từng phẩm cấp gạo trong năm.

(vinanet)

Nguồn:Vinanet