(VINANET)
Trong những năm gần đây, hợp tác về kinh tế thương mại giữa Việt Nam – LB Nga đã có những bước tiến vượt bậc.
Năm 2011, kim ngạch thương mại hai nước đạt 2,12 tỷ USD, đây cũng là năm đầu tiên Việt Nam xuất siêu sang thị trường Nga. Với một loạt biện pháp hỗ trợ từ chính phủ hai nước Việt Nam-LB Nga, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội kinh doanh đầy hứa hẹn tại thị trường Nga.
Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, 4 tháng đầu năm 2012 Việt Nam đã xuất khẩu 417,2 triệu USD, tăng 34,65% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó Việt Nam chỉ nhập khẩu 296,7 triệu USD – như vậy bốn tháng đầu năm này Việt Nam đã xuất siêu sang thị trường Nga trên 120 triệu USD.
Tin từ Bộ Công Thương cho biết, trong 5 tháng năm 2012, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nga đạt trên 521,5 triệu USD, tăng 31,42% so với cùng kỳ năm trước. Mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường này là điện thoại và linh kiện, với kim ngạch đạt 202,6 triệu USD, tăng 50,79% so với năm tháng năm 2011; kim ngạch xuất khẩu máy tính linh kiện điện tử đạt 50,81 triệu USD, tăng mạnh 335,09% so với năm tháng 2011. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản lại giảm 4,09%, đạt 42,05 triệu USD...
Dự báo trong năm 2012, kim ngạch xuất khẩu sang Nga sẽ đạt khoảng 1,41 tỉ USD, tăng 10% so với năm 2011.
Thống kê hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nga 4 tháng năm 2012
ĐVT: USD
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
điện thoại các loại và linh kiện
|
|
|
|
|
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
máy móc, thiết bị , dụng cụ phụ tùng
|
|
|
|
|
túi xách, ví, vali, mũ và ô dù
|
|
|
|
|
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
sản phẩm mây, tre, cói và thảm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
sắn và các sản phẩm từ sắn
|
|
|
|
|
Với dân số hơn 140 triệu người, nền kinh tế có tổng sản phẩm quốc nội đạt 1.500 tỷ USD, Nga không chỉ là một thị trường lớn mà còn là thị trường không khó tính như một số thị trường Tây Âu, Nhật Bản hay Mỹ. Trong cơ cấu kinh tế của mình, nước Nga chú trọng phát triển các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp nặng như: dầu mỏ, năng lượng, khai khoáng..., những mặt hàng tiêu dùng, hàng hóa đòi hỏi nhiều nhân công chủ yếu nhập từ nước ngoài trong đó có nhiều mặt hàng là thế mạnh của hàng xuất khẩu Việt Nam.
Một lợi thế quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Nga đó là Nga đã chính thức gia nhập Tổ thức thương mại thế giới WTO vào tháng 12-2011. Theo đó, Nga cam kết triển khai lộ trình giảm thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam như nông – thủy – hải sản, may mặc, giầy da. Trong vòng ba đến bốn năm tới, một số mặt hàng của Việt Nam vào Nga sẽ chỉ bị áp mức thuế nhập khẩu thấp hơn từ 30-50% so với mức hiện hành.
Ngoài ra, với việc Nga đang tích cực triển khai chiến lược phát triển Xi-bê-ri và vùng Viễn Đông, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thêm cơ hội tham gia đầu tư, phát triển tại Nga. Chính phủ Nga cam kết có chính sách và ưu đãi đặc biệt để các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào khu vực này trong các lĩnh vực như may mặc, giày dép, thủy sản, đồ gỗ...
Thêm vào đó, Việt Nam và Nga cũng đang tích cực thúc đẩy việc thành lập Khu vực mậu dịch tự do Việt Nam – Liên minh hải quan Nga - Belarus – Kazakhstan. Nếu hiệp định này được ký kết, hàng hóa Việt Nam sẽ được miễn thuế hoàn toàn hoặc hạ xuống mức tối thiểu. Đây chính là cơ hội cho hàng hóa Việt Nam cạnh tranh bình đẳng về giá và chất lượng, cũng như chiếm thị phần xứng đáng hơn trên thị trường Nga.
Cho đến nay, một số mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam như hàng nông sản, thủy sản, dệt may, da giày, đồ gỗ... đang được xuất chủ yếu sang thị trường Nhật Bản, EU, Mỹ... Tuy mang lại nguồn ngoại tệ đáng kể nhưng nhiều mặt hàng trong số đó chỉ là gia công, còn phụ thuộc quá lớn vào hệ thống phân phối của nước ngoài nên lợi nhuận thu về thấp. Trong khi đó, thị trường Nga rộng lớn, giàu tiềm năng, có thể đem lại lợi nhuận cao thì chưa được khai thác hết.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do các doanh nghiệp Việt Nam và LB Nga đều chưa nắm rõ được thông tin về luật pháp, chính sách đầu tư nói chung của nước sở tại. Bên cạnh đó, thủ tục hải quan, vấn đề thanh toán, tiếp thị, tìm kiếm khách hàng, xây dựng và mở rộng hệ thống phân phối là những trở ngại không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Nga. Theo ông Phạm Gia Túc, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa vào Nga hiện nay hầu như không có đầu mối giao dịch thương mại tập trung, ổn định; số lượng doanh nghiệp có văn phòng đại diện hay chi nhánh tại Nga là rất ít vì vậy khó có thể thường xuyên theo dõi và nắm vững những biến đổi, nhu cầu của người tiêu dùng để kịp thời có những điều chỉnh và chiến lược phù hợp.
Nhằm tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn cho các doanh nghiệp chính phủ Việt Nam và LB Nga đã ban hành nhiều chính sách, phối hợp tổ chức nhiều hoạt động để từ đó đẩy mạnh hoạt động kinh tế thương mại giữa hai nước.
Năm 2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp phép xây dựng Trung tâm Văn hóa, Thương mại và Khách sạn Hà Nội – Moscow. Đây là trung tâm thương mại lớn nhất được đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài hiện nay với tổng số vốn đầu tư gần 200 triệu USD và dự kiến hoàn thành vào tháng 5-2013. Sau khi hoàn thành, Trung tâm Văn hóa, Thương mại và Khách sạn Hà Nội – Moscow sẽ là nơi giao thương hàng hóa giữa Việt Nam và LB Nga, là đầu mối thông tin về thị trường và đối tác cho các doanh nghiệp hai quốc gia. Đây cũng sẽ là địa điểm để các công ty, doanh nghiệp đặt văn phòng đại diện hay mở showroom trưng bày, giới thiệu hàng hóa vào thị trường Nga.
Đến năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài trong đó có việc đầu tư sang Nga. Theo đó, rất nhiều biện pháp hỗ trợ cho các nhà đầu tư Việt Nam và LB Nga được Chính phủ Việt Nam thực hiện.
Mới đây nhất, ngày 11-5, UBND TP Hà Nội phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hội đồng doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga và các ban ngành liên quan đã tổ chức Hội thảo Xúc tiến đầu tư thương mại Hà Nội – Moscow. Hội thảo đã lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp, tập trung thảo luận những cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nga trong tình hình hiện nay, cũng như những vấn đề liên quan đến chủ trương, chính sách và những hộ trợ dành cho doanh nghiệp.
Phát biểu tại hội thảo, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư - khẳng định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cùng các bộ, ngành và địa phương và chính phủ Nga sẽ phối hợp chặt chẽ để tiếp xúc, tìm hiểu nguyện vọng của các nhà đầu tư, sẵn sàng hỗ trợ các nhà đầu tư nếu cần. Trong khi đó, ông Andrey Aleksandovich Slepnev, Bộ trưởng Thương mại Liên minh hải quan Nga - Belarus – Kazakhstan (Ủy ban kinh tế Á-Âu) cũng cam kết sẽ làm mọi cách để thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam các nước trong Nga - Belarus – Kazakhstan và coi Việt Nam là nhịp cầu nối cho ba nước thâm nhập vào thị trường ASEAN. Đề cập đến việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh hải quan Nga - Belarus – Kazakhstan, ông A.A. Slepnev khẳng định: “Tiềm năng thực hiện ký kết Hiệp định thương mại tự do là rất lớn và chúng ta có thể bắt đầu đàm phán tiến trình ký kết hiệp định trong năm nay”.
Hiện nay, VCCI đã ký thỏa thuận hợp tác với Cục đăng ký quốc gia, Bộ Tư pháp Nga về việc hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đăng ký thành lập văn phòng đại diện tại Nga.
Nguồn:Vinanet