menu search
Đóng menu
Đóng

Thông tin xuất nhập khẩu trong nước ngày 26/06/2008

15:01 26/06/2008
  • Thủ tướng đang đề nghị Mỹ bãi bỏ cơ chế giám sát hàng dệt may VN, mở cửa thị trường rau quả, đầu tiên là thanh long. VN sẵn sàng nhập thịt bò trên 30 tháng tuổi từ Mỹ.
  • Hiện nay các DN giấy trong nước mới đáp ứng được 45% nhu cầu về giấy, còn lại 55% phải nhập khẩu.
  • Dự báo tổng sản lượng giấy toàn ngành đến năm 2010 chỉ 2,5 triệu tấn, tăng 1,2-1,3 triệu tấn so hiện tại. Vậy 3-4 năm tới VN vẫn dựa chủ yếu vào nguồn nhập khẩu.
  • Lượng nhập khẩu nhôm chưa gia công tuần từ 28/5-6/6/2008 đạt 2.042 tấn, trị giá 7,2 triệu USD, chiếm 37% về lượng và chiếm 60,2% về trị giá nhập khẩu nhôm cả tuần.
  • Kim ngạch hai chiều năm 2007 đạt 13 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu (XK) 10,5 tỷ USD, tăng 24,6% so với năm 2006, Hoa Kỳ trở thành bạn hàng XK số 1 của Việt Nam. 
  • Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Đài Loan 4 tháng đầu năm 2008 đạt 58.398.963 USD, tăng 10,54% so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Theo số liệu thống kê sơ bộ, kim ngạch xuất khẩu nhóm các mặt hàng mây tre lá, thảm, sơn mài của Việt Nam trong kỳ (từ ngày 28/05 đến 11/6) đạt 9,7 triệu USD, tăng 12% so với kỳ trước. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu trong kỳ là: Nhật Bản, Đài Loan, Đức, Bỉ, Italia, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Ôxtrâylia, Ba Lan, Hàn Quốc, Braxin, Hà Lan, Achentina, Nga, Thuỵ Điển, Đan Mạch....
  • Tình hình xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Thái Bình 6 tháng đầu năm tăng 59,5% so cùng kỳ.
  • Thị phần của Việt Nam trong lượng nhập khẩu của EU25 đã tăng từ 0,8% năm 1995 lên 1,6% năm 2007. Ấn Độ vẫn chỉ giữ được vị trí thứ 3 tại thị trường EU trong khi Bangladesh đã vươn lên từ vị trí thứ 6 năm 2002 lên thứ 4 năm 2007. Tương tự tại thị trường Mỹ, Việt Nam được xem là nước sẽ nhanh chóng bắt kịp Ấn Độ.
  • Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng lượng thép nhập khẩu dùng trong công nghiệp trong tháng 5/2008 ước đạt 159.960 tấn, trị giá 127 triệu USD, giảm 7,3% về lượng nhưng tăng 3,4% về trị giá so với tháng trước. Trong đó, tổng lượng thép tấm các loại nhập khẩu đạt 150.683 tấn, trị giá 120 triệu USD, chiếm 94,4% tỉ trọng, tăng 1,3% về lượng và tăng 13,3% về trị giá so với tháng 4/2008
  • Theo dự thảo sơ bộ của đề án định hướng phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2007-2020, da giày được xác định là một trong các ngành công nghiệp ưu tiên của tỉnh Bình Dương đến năm 2020, bên cạnh các ngành công nghiệp dệt may, chế biến nông sản, thép, hóa dược.
  • Xuất khẩu bít tất sang thị trường Hàn Quốc có mức tăng đột biến do giá xuất khẩu tăng đạt 4,9 triệu USD, trị giá 717 ngàn USD, tăng 1.046% về lượng và 1.263% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo, xuất khẩu bít tất sang Hàn Quốc tiếp tục tăng trong thời gian tới. Ngoài ra, xuất khẩu bít tất sang một nước thuộc khối EU tiếp tục tăng trưởng khá như: Đức, Hà Lan, Anh, CH Séc…

 

 

Nguồn:Vinanet