Nga là một thị trường quan trọng của Việt Nam với tổng dân số trên 140 triệu người, tổng sản phẩm quốc nội đạt 1.500 tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người đạt gần 12.000 USD/năm. Những năm gần đây, hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Nga có những bước tiến khá bền vững. Năm 2011, kim ngạch thương mại Việt-Nga đạt 2,12 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu đạt 1,38 tỷ USD, tăng 66,2% so với năm 2010 và trở thành năm đầu tiên Việt Nam xuất siêu sang thị trường Nga. Theo thống kê, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Nga quí I/2012 tăng 30,31% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 311,16 triệu USD; nhưng riêng tháng 3 kim ngạch sụt giảm 16,15% so với tháng trước đó, đạt 88,48 triệu USD.
Theo kế hoạch hành động trung hạn Nga - Việt trong lĩnh vực thương mại và đầu tư cho đến năm 2012, kim ngạch XNK giữa 2 nước sẽ đạt 3 tỷ USD. Gần đây hai nước đã đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên mức 5 tỷ USD vào năm 2013.
Hàng hóa xuất khẩu sang Nga nhiều nhất trong quí I/2012 là điện thoại và linh kiện; máy vi tính, điện tử; hàng thủy sản, cà phê, dệt may; giày dép, hạt điều. Trong đó, điện thoại và linh kiện mặc dù là nhóm hàng mới so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng chiếm kim ngạch lớn nhất tới 40,87% tổng kim ngạch, đạt 127,18 triệu USD; tiếp đến máy vi tính, điện tử chiếm 11,54%, đạt 35,91 triêu USD; thủy sản chiếm 7,25%, đạt 22,57 triệu USD; cà phê chiếm 5,85%, đạt 18,21 triệu USD; hàng dệt may chiếm 5,23%, đạt 16,27 triệu USD; giày dép chiếm 4,52%, đạt 14,07 triệu USD; hạt điều chiếm 3,68%, đạt 11,44 triệu USD.
Những mặt hàng có mức tăng trưởng cao về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái là: hạt điều (tăng 142,34%, đạt 11,44 triệu USD); bánh kẹo, sản phẩm từ ngũ cốc (tăng 90,65%, đạt 2,58triệu USD); sản phẩm gốm sứ (tăng 78,53%, đạt triệu USD); sản phẩm nhựa (tăng 76,54%, đạt triệu USD). Tuy nhiên, các nhóm mặt hàng giảm mạnh gồm có: gạo (giảm 66,6%, đạt 1,97triệu USD); cao su (giảm 56,76%, đạt 6,01 triệu USD); sắn và sản phẩm từ sắn (giảm 48%, đạt 0,13triệu USD).
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Nga quí I/2012
Mặt hàng
|
T3/2012
|
3T/2012
|
%Tăng, giảm T3/2012 so với T2/2012
|
%Tăng, giảm 3T/2012 so với cùng kỳ
|
Tổng cộng
|
88.480.962
|
311.163.395
|
-16,15
|
+30,31
|
Điện thoại các loại và linh kiện
|
29.192.062
|
127.180.187
|
-29,83
|
*
|
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
|
7.308.264
|
35.905.532
|
-42,39
|
*
|
Hàng thuỷ sản
|
10.009.752
|
22.567.267
|
+80,28
|
-8,76
|
Cà phê
|
4.617.059
|
18.207.084
|
-54,32
|
-0,72
|
Hàng dệt may
|
5.956.115
|
16.267.919
|
+50,63
|
+9,48
|
Giày dép các loại
|
2.225.557
|
14.071.054
|
-50,78
|
+17,90
|
Hạt điều
|
5.693.193
|
11.436.217
|
+82,58
|
+142,34
|
Hàng rau quả
|
2.867.748
|
6.546.145
|
+26,22
|
-20,54
|
Cao su
|
1191792
|
6.010.878
|
-63,69
|
-56,76
|
Chè
|
1.466.429
|
4.957.970
|
-28,57
|
-15,02
|
Hạt tiêu
|
2.387.357
|
3.841.129
|
+81,56
|
-19,38
|
Sản phẩm từ chất dẻo
|
989.725
|
3.303.762
|
-15,85
|
+76,54
|
Máy móc, thiết bị,dụng cụ phụ tùng
|
833.950
|
2.628.135
|
+103,89
|
*
|
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
|
888.450
|
2.579.683
|
-16,38
|
+90,65
|
Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù
|
681.396
|
2.411.652
|
-13,36
|
+18,36
|
Gỗ và sản phẩm gỗ
|
898.141
|
2.276.445
|
+70,73
|
+40,42
|
Xăng dầu các loại
|
147.993
|
2.120.028
|
-87,55
|
-26,44
|
Gạo
|
990.789
|
1.972.721
|
+4,63
|
-66,63
|
Sản phẩm mây tre, cói và thảm
|
518.562
|
1.290.560
|
+37,80
|
+48,38
|
Sản phẩm gốm sứ
|
436.894
|
856.060
|
+133,27
|
+78,53
|
Sắt thép các loại
|
98.711
|
160.288
|
+60,30
|
-24,39
|
Sắn và sản phẩm từ sắn
|
0
|
129.270
|
*
|
-48,03
|
Thương mại Việt – Nga hiện đang có những thuận lợi rất đáng kể khi mà vào tháng 12/2011, LB Nga chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trong cam kết của Nga về lộ trình giảm thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng khi gia nhập WTO, có nhóm hàng nông sản, thủy sản, may mặc, giày da là những nhóm hàng thế mạnh trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Nga. Theo đó, trong vòng 3 – 4 năm tới, một số mặt hàng xuất khẩu của VN vào LB Nga sẽ có mức thuế nhập khẩu thấp hơn từ 30% đến 50% so với mức hiện hành. Với những thuận lợi cơ bản này, có thể hy vọng rằng quan hệ kinh tế-thương mại Việt-Nga trong những năm tới sẽ có những bước khởi sắc cả về thương mại, cũng như hợp tác đầu tư.
Ngoài việc là thành viên của WTO, LB Nga còn là thành viên của Liên minh hải quan Nga –Belarus – Kazakhstan. Hiện nay, Việt Nam và Liên minh hải quan Nga –Belarus – Kazakhstan đang tiến hành đàm phán về Hiệp định thương mại tự do (FTA). Nếu FTA được ký kết, hàng hóa Việt Nam sẽ được miễn thuế hoàn toàn hoặc hạ xuống mức tối thiểu. Đây chính là cơ hội cho hàng hóa Việt Nam cạnh tranh bình đẳng về giá và chất lượng, cũng như chiếm thị phần xứng đáng hơn trên thị trường Nga.
Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam, thị trường Nga tuy tiềm năng nhưng hiện cũng tồn tại không ít khó khăn. Trong đó, những khó khăn lớn nhất là thủ tục thanh toán không thuận lợi, thiếu hụt thông tin nghiên cứu sâu về thị trường, không có văn phòng đại diện, hệ thống phân phối chưa phù hợp, thiếu một địa điểm kinh doanh ổn định, tập trung và uy tín v.v …
Để bắt kịp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường khác, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa nhiều chủng loại hàng hóa đến từ nhiều quốc gia khác nhau, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải chủ động hơn nữa trong việc phát triển kênh phân phối hàng hóa của mình. Các doanh nghiệp cần mở chi nhánh, văn phòng đại diện, mở showroom để giới thiệu trực tiếp sản phẩm của mình đến với khách hàng.
(vinanet-T.T)
Nguồn:Vinanet